Áp lực nợ xấu tại các ngân hàng
Nợ xấu còn “phình to”
Theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đến cuối tháng 9/2023, tổng dư nợ tái cơ cấu lại theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN về thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đạt khoảng 140.000 tỷ đồng (chiếm 1,09% tổng tín dụng toàn hệ thống). Tuy nhiên, báo cáo tài chính quý 3/2023 của nhiều ngân hàng cho thấy, hầu hết ngân hàng đều đang phải đối mặt với tình trạng nợ xấu tăng nhanh.
Tổng nợ xấu tính đến cuối quý 3/2023 của các ngân hàng tăng 61% so với cuối quý trước đó, lên 196.755 tỷ đồng. Hơn nữa, nhìn vào phân loại nợ xấu thì còn thấy sự gia tăng của các nhóm nợ 3, 4, 5 (nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn). Vì thế, các chuyên gia cho rằng, con số nợ xấu như trên chưa phản ánh hết thực chất của nợ xấu ngân hàng, bởi nợ xấu hiện chưa hạch toán đến dư nợ đang được cơ cấu lại, giãn hoãn theo Thông tư 02.
Các chuyên gia Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) nhận định, tới quý 3/2023, nợ xấu toàn ngành ngân hàng đã tăng quý thứ tư liên tiếp kể từ khi Thông tư 14/2021/TT-NHNN liên quan đến tái cơ cấu nợ hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 hết hiệu lực. Vì thế, năm 2023, việc triển khai áp dụng Thông tư 02 đã tạo điều kiện cho các ngân hàng giữ nguyên nhóm nợ, từ đó góp phần kìm hãm sự gia tăng của nợ xấu.
Theo thông tin từ KBSV, trong số các ngân hàng, VPBank có nợ cơ cấu 14.900 tỷ đồng (gần 2,86% dư nợ) và BIDV với gần 20.000 tỷ đồng (gần 1,5% dư nợ), giúp kiểm soát nợ xấu tăng vọt trong quý 3/2023. Các ngân hàng còn lại do áp lực nợ xấu không quá lớn và không ưu tiên sử dụng Thông tư 02 (do phải trích lập nhiều hơn) nên phần nợ tái cơ cấu chiếm tỷ trọng không nhiều trong tổng dư nợ. Cụ thể, Vietcombank ở mức 0,14%, ACB 0,4%, Techcombank 0,27%, MSB 0,25%, HDBank 0,5%.
Hơn nữa, báo cáo của KBSV còn cho biết, hiện nợ xấu gây áp lực lên nhóm ngân hàng thương mại cổ phần lớn và vừa (như MB, Techcombank, TPBank, MSB…) do vẫn còn chịu tác động tiêu cực từ thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản và những khó khăn từ phân khúc khách hàng cá nhân. Từ những phân tích trên cho thấy, chất lượng tài sản của các ngân hàng tạm thời sẽ được kiểm soát ở mức hiện tại cho đến hết năm 2023, tuy nhiên các chuyên gia lưu ý nợ xấu có thể “phình to” hơn khi bước sang năm 2024.
Nên hay không nên gia hạn Thông tư 02?
Năm 2024, theo các chuyên gia và đại diện ngân hàng, những rủi ro khiến nợ xấu phình to trong năm sau vẫn còn rất lớn. Trong đó có thể đến từ Thông tư 02 hết hiệu lực vào tháng 6/2024, các khoản nợ tái cơ cấu trước đây sẽ về đúng nhóm phân loại nợ. Cùng với đó là bộ đệm dự phòng của các ngân hàng thu hẹp trong năm 2023 khiến dư địa xử lý nợ cho năm sau không nhiều. Tỷ lệ dự phòng bao phủ nợ xấu (LLCR) đang có sự phân hoá rõ rệt giữa các ngân hàng. Nhóm ngân hàng quốc doanh vẫn duy trì bộ đệm trên 200%, trong khi tỷ lệ này ở các nhóm ngân hàng còn lại đều đã dưới mức 100% tính đến quý 3/2023.
Trên thực tế, nguy cơ nợ xấu tăng đã được cảnh báo từ những ngày cao điểm của đại dịch Covid-19 cho đến nay, nhất là khi thị trường bất động sản gặp khó khiến cho việc giải quyết tài sản phát mại để xử lý nợ xấu của các ngân hàng trong giai đoạn hiện nay cũng gặp nhiều áp lực.
TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, việc thanh lý tài sản rất khó khăn, nhiều tài sản đảm bảo là bất động sản trị giá lớn khó thanh lý do thị trường nhà đất gần như đóng băng. Hơn nữa, việc định giá phát mại tài sản nhiều khi không theo giá thị trường, thường được tính gộp gốc và lãi, mỗi lần đăng phát mại lại chỉ chiết khấu từ 5-10%, do đó có tài sản đấu giá trên 2 năm mới bán được.
Bên cạnh đó, hành lang pháp lý đối với xử lý nợ xấu có thể sẽ hao hụt bởi Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu sẽ hết hiệu lực vào cuối năm nay, trong khi dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) phải đến kỳ họp sang năm mới được trình Quốc hội thông qua.
Trong bối cảnh nợ xấu tăng, xử lý nợ xấu gặp nhiều khó khăn, nhiều ngân hàng lo lắng sẽ phải co hẹp cho vay để tập trung vào quản trị rủi ro. Không ít lãnh đạo ngân hàng đã đề xuất NHNN tiếp tục gia hạn Thông tư 02 dù còn 6 tháng nữa thông tư này mới hết hiệu lực. Đại diện lãnh đạo VPBank cho rằng, NHNN nên tiếp tục gia hạn để hỗ trợ các ngân hàng và doanh nghiệp, cùng với đó là phải thêm sự hỗ trợ cho công tác xử lý nợ xấu của các ngân hàng.
Không đồng tình với đề nghị này, chuyên gia kinh tế PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh cho rằng, kéo dài Thông tư 02 sẽ khiến “bong bóng” nợ xấu càng phình to hơn nữa, từ đó có thể gây rủi ro cho hệ thống tài chính ngân hàng. Vị chuyên gia này kỳ vọng kinh tế sẽ tốt hơn vào giữa năm 2024 giúp các doanh nghiệp phục hồi và dần trả nợ nên cần xem xét và cần thêm giải pháp để đẩy nhanh xử lý nợ xấu và tài sản đảm bảo cho các ngân hàng.
Về vấn đề này, phát biểu tại cuộc họp mới đây về tín dụng, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, Thông tư 02 có tác dụng rất thiết thực trong hỗ trợ ngân hàng, doanh nghiệp, song lại không được quốc tế đánh giá cao vì làm “che mờ” bức tranh nợ xấu thật của hệ thống. Vì thế, thời gian tới, NHNN sẽ xem xét đánh giá nghiên cứu đề xuất gia hạn Thông tư 02. Từ phía lãnh đạo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng đã yêu cầu NHNN khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung, kéo dài thời gian thực hiện đối với Thông tư 02 cùng một số thông tư khác liên quan để phù hợp với tình hình thực tế, ổn định thị trường tiền tệ, an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng.
Tin liên quan
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
20:17 | 07/11/2024 Kinh tế
"Bức tranh" lợi nhuận ngân hàng 9 tháng năm 2024
09:29 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngân hàng cung ứng vốn cho mùa cao điểm kinh doanh
14:00 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh “tiếp sức” doanh nghiệp công nghiệp và logistics
16:41 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
40 doanh nghiệp Việt mang hàng sang Thái Lan tìm đối tác
16:38 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam mở rộng cơ hội phát triển bền vững ngành nước
11:28 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
BAC A BANK tài trợ 6 dự án truyền tải điện của EVN NPT
09:59 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel nâng băng thông internet cáp quang lên tới 50%
09:16 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Bùng nổ" bán lẻ hàng không với những dịch vụ mới
00:00 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bổ nhiệm bà Trần Minh Huệ giữ chức Phó Tổng Biên tập Tạp chí Reatimes
20:01 | 07/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hàng hóa qua cảng Chu Lai lập đỉnh trong tháng 10/2024
15:40 | 07/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
5 năm liên tiếp, SHB trong TOP 50 doanh nghiệp lợi nhuận xuất sắc Việt Nam
15:26 | 07/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nhiều đơn hàng, may Sông Hồng thu lãi kỷ lục
09:00 | 07/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Căn hộ nội đô Hanoi Melody Residences: 3 giá trị sống tạo hấp lực với khách mua
16:12 | 06/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Gần 8,7 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng 10/2024
15:46 | 06/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nestlé Việt Nam được vinh danh là “Nhà quảng cáo của năm”
15:13 | 06/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tổng cục Hải quan ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp của Hiệp hội Logistics Việt Nam
TP Hồ Chí Minh “tiếp sức” doanh nghiệp công nghiệp và logistics
40 doanh nghiệp Việt mang hàng sang Thái Lan tìm đối tác
Cần đưa quy định xuất nhập khẩu tại chỗ về đúng bản chất của thực tiễn
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK