Ai cởi mở, ai khép cửa với báo chí?
Hợp tác...
Điểm nhanh những bộ, ngành lớn, có thể nói Bộ Tài chính là cơ quan khá “rộng cửa” với báo chí. Điều đó toát lên từ tinh thần, chỉ đạo chung của vị “Tư lệnh ngành” cho tới những hành động, việc làm thiết thực của các đơn vị liên quan.
Còn nhớ, trong một lần giao ban mới đây tại Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng từng nhấn mạnh: “Bộ Tài chính chủ động, tích cực phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông để cung cấp thông tin thông qua nhiều phương thức khác nhau. Làm được thì cũng phải nói được cho xã hội hiểu những điều mình đã làm, kể cả những vụ việc vi phạm cũng phải nêu rõ để kịp thời xử lý, chấn chỉnh”.
Ngay từ đầu năm 2015, Bộ Tài chính đã có Thông báo số 111/TB-BTC thông báo ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng về việc tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền. Thông báo yêu cầu các đơn vị của ngành phải “nghiêm túc, tích cực, chủ động” trong công tác tuyên truyền. Trên thực tế, từ khá lâu, các phóng viên, nhà báo khi làm việc với các ban, ngành của Bộ Tài chính đã không còn cần công văn, giấy tờ mà có thể thông qua mọi hình thức, thậm chí gọi điện trực tiếp cho bất kỳ ai chịu trách nhiệm phụ trách tới nội dung, vấn đề cần trao đổi.
Nhắc tới sự thông thoáng trong cung cấp thông tin tới báo chí của Bộ Tài chính, sẽ là thiếu sót nếu không đề cập tới việc Bộ duy trì họp báo khá thường xuyên, nhất là họp báo chuyên đề về những vấn đề trọng tâm mà Bộ đang triển khai cũng như dư luận quan tâm. Thời gian qua, trung bình mỗi tháng Bộ Tài chính có 1-2 cuộc họp báo chuyên đề diễn ra, chạm tới những nội dung khá nóng, đáp ứng nhu cầu thông tin cao của dư luận như cân đối ngân sách, quản lý nợ công, cải cách hiện đại hóa hải quan, chống buôn lậu gian lận thương mại, mua sắm tài sản công, cổ phần hóa DN Nhà nước, bình ổn giá sữa,... Ngoài ra, hàng tháng Bộ Tài chính cũng đã chủ động gửi thông tin cho báo chí về tình hình thực hiện nhiệm vụ tài chính ngân sách và thông cáo báo chí phản hồi những vấn đề nóng mà dư luận quan tâm, cần sự giải đáp nhanh.
Bên cạnh đó, hàng năm, Bộ Tài chính cũng tổ chức ký kết kế hoạch tuyên truyền với 5 cơ quan báo chí lớn. Phát biểu tại Lễ ký kết Kế hoạch phối hợp thông tin, tuyên truyền về lĩnh vực tài chính năm 2016 diễn ra đầu tháng 5-2016, ông Trần Bình Minh, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam và ông Nguyễn Thế Kỷ, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đồng tình cho rằng, sự phối hợp của Bộ Tài chính với các cơ quan thông tấn, báo chí thời gian qua là hết sức hiệu quả và thực chất.
Bên cạnh Bộ Tài chính, Bộ Y tế cũng là đơn vị được nhìn nhận khá chủ động, tích cực với báo chí. Trên thực tế, cách đây vài năm, đại diện lãnh đạo Bộ Y tế từng thừa nhận, trước nhu cầu thông tin ngày càng cao của báo chí, của người dân và cộng đồng, ngành Y tế từ Trung ương đến địa phương đã bộc lộ một số hạn chế như chưa chủ động, thiếu nhất quán, chậm phản ứng hoặc chưa phối hợp chặt chẽ với các cơ quan báo chí để xử lý và cung cấp thông tin, nhất là khi gặp những vấn đề nổi cộm, dư luận bức xúc và đã có hiện tượng một vài đơn vị, địa phương còn né tránh cung cấp thông tin cho báo chí. Do đó, ngay từ khoảng cuối năm 2014, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị tăng cường công tác truyền thông, cung cấp thông tin y tế. Tại đây, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến từng khẳng định, Bộ Y tế sẽ tăng cường, chủ động tổ chức cung cấp thông tin thường xuyên và đột xuất về các lĩnh vực hoạt động của ngành Y tế cho các cơ quan truyền thông đại chúng thông qua nhiều hình thức như các cuộc giao ban báo chí, họp báo, gặp mặt báo chí, các diễn đàn, tọa đàm, đối thoại...
Thực tế cho thấy, ngành Y tế đã phần nào làm được điều mình nói. Theo đánh giá của một số phóng viên, nhà báo đồng hành cũng ngành Y tế lâu năm, hiện nay ngành này khá chủ động, nhanh nhạy gửi tới báo chí những thông tin về các sự việc, sự kiện nóng hổi liên quan, được dư luận mong chờ. Bên cạnh đó, khi phóng viên cần trao đổi, phỏng vấn thêm các đơn vị, vụ, cục trực thuộc Bộ Y tế cũng nhận được sự hợp tác kịp thời.
Bên cạnh đó cũng cần kể đến là các cuộc họp báo thường kỳ của Kiểm toán, Thanh tra Chính phủ cũng là “điểm sáng” trong việc cung cấp thông tin cho báo chí.
... Và dè dặt
Nói về mối quan hệ giữa cơ quan quản lý Nhà nước với báo chí, gần đây, cánh nhà báo đang có chung nhận định, dường như một số bộ, ngành, trong đó có Bộ Giao thông vận tải (GTVT) có sự dè dặt, cẩn trọng tối đa khi cung cấp thông tin cho báo chí, đa phần các cuộc họp tại Bộ GTVT đều hạn chế báo chí tham dự, trừ tờ báo ngành.
Mới đây nhất, tại buổi họp Ban cán sự đảng Bộ GTVT thường kỳ diễn ra sáng ngày 3-6, người phát ngôn của Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa nghe thì như cởi mở mà thực chất lại là “khép cửa” với báo chí được thể hiện rõ nét hơn. Ông Nghĩa khẳng định: “Cần đẩy mạnh hơn việc chuẩn hóa công tác truyền thông của Bộ. Đặc biệt, các đồng chí lãnh đạo các cơ quan trong ngành cần phải tạo điều kiện và cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tin truyền thông nói chung nhưng cũng phải có sự thống nhất giữa các cơ quan liên quan trong ngành GTVT. Khi có các phát ngôn phải được sự đồng ý của các đồng chí lãnh đạo Bộ để có thông tin chính xác, minh bạch nhất đến với các cơ quan truyền thông nhằm rộng đường dư luận”. Thiết nghĩ khi cung cấp thông tin mà qua nhiều tầng nấc, cần sự thống nhất của nhiều đơn vị, thậm chí lãnh đạo Bộ như lời Bộ trưởng Bộ GTVT nói thì có lẽ thông tin khi tới tay phóng viên, nhà báo đã ít nhiều giảm đi giá trị sử dụng. (?)
Nếu như đối với ngành GTVT, tình trạng “gió đổi chiều” đối với báo chí chỉ mới xảy ra không lâu sau cả quãng thời gian dài tương đối cởi mở thì sự “khép cửa”, hững hờ với báo chí đến từ lĩnh vực Công Thương lại được đánh giá mang “tính lâu dài, ổn định”, dù thời gian gần đây Bộ Công Thương cũng có những cải thiện nhất định như xây dựng trang Facebook cung cấp các hoạt động, tin tức, thỉnh thoảng gửi email cho phóng viên một số thông tin liên quan…
Theo sự sẻ chia của nhiều phóng viên, nhà báo “bám” Bộ Công Thương lâu năm, khi có những vấn đề nóng, thời sự cần phỏng vấn đại diện Bộ Công Thương, cách khả thi nhất vẫn là công văn hành chính gửi đi và chờ đợi nhận kết quả cũng qua đường công văn. Tuy nhiên, Bộ này thường “ngâm” khá lâu, thậm chí tới hàng tháng mới trả lời khiến cho thông tin từ “nóng” chuyển thành “nguội”, thậm chí “thiu”.
Nói về những “điểm trừ” của Bộ Công Thương trong ứng xử với báo chí, họp báo là điều không thể bỏ qua. Họp báo thông thường một tháng tổ chức một lần, song từ suốt cuối năm ngoái đến nay, hoạt động này diễn ra khá “phập phù”. Suốt từ tháng 8-2015 đến tháng 1-2016, Bộ Công Thương không tổ chức họp báo định kì. Nếu có họp, mỗi lần trước ngồn ngộn câu hỏi đặt ra, tổng thời gian quy định chỉ vẻn vẹn 1 tiếng, họa hoằn lắm mới có một cuộc kéo dài hơn. Do đó, tình trạng câu hỏi bị nợ khá nhiều. Mới đây nhất, việc Bộ Công Thương bất ngờ hủy họp báo thường kỳ tháng 2 dự kiến diễn ra vào 14h30 ngày 1-3 càng làm dấy lên nhiều nghi ngờ, cho rằng Bộ đang “né” trả lời báo chí những vấn đề thời sự diễn ra.
Ngoài Giao thông, Công Thương, “lô cốt” khó xâm nhập được nhiều phóng viên, nhà báo điểm danh trong quá trình tác nghiệp còn có Bộ Xây dựng. Là một Bộ lớn, song việc họp báo thường kỳ theo quý cũng là điều xa xỉ chứ chưa nói tới theo tháng. Khi có những vấn đề cần phỏng vấn đại diện lãnh đạo Bộ Xây dựng hoặc các vụ, cục liên quan thì công văn là con đường chủ yếu. Tuy nhiên, đáng nói là nhiều trường hợp công văn có đi mà không thấy về. Đương nhiên, Bộ Xây dựng cũng có những vụ việc chủ động lên tiếng, gửi thông tin tới báo chí, tuy nhiên đó phải là những vụ lùm xùm trên diện rộng, dư luận đang bàn tán xôn xao không phát ngôn không được, kiểu như vụ sập giàn giáo tại công trường Formosa ở Hà Tĩnh hay sập hầm thủy điện Đạ Dâng (Lạc Dương, Lâm Đồng)…
Trong một xã hội hiện đại, khi đất nước ngày càng hội nhập sâu hơn với thế giới trên nhiều phương tiện, nhu cầu thông tin của công chúng cũng ngày một nâng cao, khắt khe hơn. Việc cởi mở với báo chí rõ ràng là điều các bộ, ngành cần nghiêm túc nhìn nhận. Bởi xét cho tới cùng, thái độ khó khăn, thậm chí “bế quan tỏa cảng” là điều công chúng, xã hội không thể chấp nhận. Khi đó, cái “bắt tay” chủ động sẽ đem đến cho các bộ, ngành được nhiều hơn là mất, đó là được rộng đường dư luận, được chủ động phát ngôn cho đường hoàng, chính xác, tránh những thông tin sai lệch, gây bất lợi khó lường.
Tin liên quan
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
20:40 | 08/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bền vững cho bất động sản
07:26 | 08/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng đồng loạt tăng từ 15 giờ ngày 7/11
15:25 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại sứ Việt Nam tại Peru: Việt Nam đóng góp tích cực, chủ động cho Diễn đàn APEC
08:39 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo Nhân Dân đoạt giải Vàng, Giải thưởng Truyền thông Châu Á, WAN-IFRA
08:39 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện của Đảng
21:02 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đảm bảo không phát sinh bất công giữa các đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế
19:52 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Sửa Luật Đầu tư công: Chính phủ linh hoạt hơn, Quốc hội vẫn đảm bảo kiểm soát
14:29 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
CPI tháng 10 tăng 0,33%
10:51 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tháo gỡ điểm nghẽn
08:07 | 06/11/2024 Người quan sát
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
21:02 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
16:06 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc
08:49 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
Bắt thêm 2 đối tượng trong đường dây lập 300 doanh nghiệp "ma" chuyển trái phép tiền tệ
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK