ADB nhận định gì về tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024?
Phát biểu tại buổi họp báo công bố báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) tháng 9, ông Shantanu Chakraborty, Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam nhận định, nền kinh tế Việt Nam đã có sự phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2024 và tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, bất chấp những bất ổn trên toàn cầu. Theo đó, kinh tế Việt Nam đã có sự phục hồi do sản xuất công nghiệp cải thiện và thương mại gia tăng mạnh mẽ. Lĩnh vực công nghiệp tiếp tục là động lực chính của tăng trưởng, khi cầu bên ngoài đối với các mặt hàng điện tử xuất khẩu chủ lực góp phần gia tăng sản xuất. Kinh tế Việt Nam phục hồi cũng được hỗ trợ bởi sự khôi phục của các ngành dịch vụ và sản lượng nông nghiệp ổn định.
Tuy nhiên, nhu cầu trong nước còn yếu và triển vọng kinh tế toàn cầu vẫn khó khăn vẫn tiềm ẩn một số bất ổn. “Dự báo tăng trưởng kinh tế được giữ nguyên ở mức 6% trong năm nay và 6,2% vào năm 2025. Lạm phát dự kiến vẫn ở mức 4% trong cả hai năm do áp lực kéo dài từ căng thẳng địa chính trị và sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Rủi ro suy giảm—từ cả trong và ngoài nước cho thấy cần có sự cải cách thể chế mạnh mẽ hơn nữa để hỗ trợ nền kinh tế”, ông Shantanu Chakraborty cho biết thêm.
Theo đó, công nghiệp định hướng xuất khẩu vẫn là động lực tăng trưởng chính. Các đơn đặt hàng mới dần quay trở lại và tiêu dùng phục hồi đã khôi phục tăng trưởng sản xuất trong nửa đầu năm 2024 và đà tăng mạnh mẽ hơn được kỳ vọng sẽ tiếp tục trong cả năm.
Các đơn đặt hàng mới dần quay trở lại và tiêu dùng phục hồi đã khôi phục tăng trưởng sản xuất trong nửa đầu năm 2024. Ảnh minh họa: XT |
Công nghiệp được dự báo tăng trưởng 7,3% trong năm 2024 và tiếp tục mở rộng ở mức 7,5% vào năm 2025. Các lĩnh vực khác được dự kiến tăng trưởng ở mức khiêm tốn. Dự kiến dịch vụ sẽ tiếp tục tăng 6,6%, nhờ sự phục hồi của du lịch và các dịch vụ liên quan.
ADB cũng dự báo, ngân sách nhà nước dự kiến sẽ thâm hụt nhẹ vào cuối năm 2024. Chính sách tài khóa mở rộng dự kiến sẽ tiếp tục, các biện pháp kích thích tài khóa nên được ưu tiên trong bối cảnh Việt Nam còn dư địa ngân sách. “Việt Nam cần nỗ lực gấp đôi để tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công. Điều này sẽ hỗ trợ trực tiếp cho các ngành như xây dựng, sản xuất và tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn”, Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam kiến nghị.
Về lạm phát, dù lạm phát có tăng nhẹ trong nửa đầu năm 2024 và căng thẳng địa chính trị, gồm các cuộc xung đột ở Trung Đông và Nga - Ukraine có thể tác động tới giá dầu và có khả năng gia tăng lạm phát nhưng ADB Việt Nam vẫn dự báo lạm phát ở mức 4% trong cả 2 năm 2024 và 2025.
Phân tích cụ thể hơn, đại diện ADB Việt Nam cho biết, các yếu tố như tăng lương và điều chỉnh giá có sự kiểm soát của Chính phủ dự kiến sẽ đẩy lạm phát tăng. Tuy nhiên, việc Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) nới lỏng chính sách tiền tệ sẽ giúp giảm bớt một số áp lực lên lạm phát. Đến cuối tháng 8 năm 2024, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát trung bình trong 8 tháng đầu năm là 4%, cao hơn mức 3,1% cùng kỳ năm trước. Lạm phát dự kiến sẽ giảm trong nửa cuối năm 2024, bất chấp việc tăng lương cơ bản có hiệu lực từ tháng 7.
"Như vậy, có thể thấy việc phối hợp các chính sách đóng vai trò rất quan trọng, góp phần phục hồi kinh tế, trong bối cảnh giá cả tăng nhẹ và cầu còn yếu. Trong ngắn hạn, chính sách tiền tệ nới lỏng phải được phối hợp chặt chẽ với việc thực hiện chính sách tài khóa nhằm thúc đẩy hiệu quả hoạt động kinh tế. Chính sách tiền tệ sẽ theo đuổi mục tiêu kép là ổn định giá cả và tăng trưởng, cho dù không gian chính sách bị hạn chế. Rủi ro về các khoản nợ xấu gia tăng do chu kỳ suy thoái kinh tế hạn chế khả năng nới lỏng tiền tệ hơn nữa”, ông Shantanu Chakraborty kiến nghị. |
Tin liên quan
CPI tháng 10 tăng 0,33%
10:51 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tài sản của người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được miễn thuế?
19:45 | 03/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện của Đảng
21:02 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đảm bảo không phát sinh bất công giữa các đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế
19:52 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Sửa Luật Đầu tư công: Chính phủ linh hoạt hơn, Quốc hội vẫn đảm bảo kiểm soát
14:29 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tháo gỡ điểm nghẽn
08:07 | 06/11/2024 Người quan sát
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
21:02 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
16:06 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc
08:49 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
09:51 | 04/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hậu “ly hôn” nghìn tỷ
10:32 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyến công du Trung Đông của Thủ tướng: Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam đoàn kết, kêu gọi gỡ bỏ các biện pháp bao vây, cấm vận với Cuba
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vốn của “sếu đầu đàn”
07:29 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tổng cục Hải quan lấy ý kiến về Đề án Cửa khẩu số
Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện của Đảng
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 59/63 địa phương
Gia hạn thí điểm người Việt được vào chơi casino
Đảm bảo không phát sinh bất công giữa các đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK