5 xu hướng doanh nghiệp bán lẻ cần lưu ý để đạt tăng trưởng tốt nhất
Theo đó, các doanh nghiệp bán lẻ được chia thành hai nhóm: Nhóm hàng tiêu dùng nhanh, siêu thị và Nhóm hàng lâu bền, điện máy, điện lạnh, vàng bạc.
Đáng chú ý, lọt vào Top 3 của Top 10 nhóm hàng tiêu dùng nhanh, siêu thị có 2 đại diện bán lẻ của Việt Nam là Công ty CP Dịch vụ thương mại tổng hợp Vincommerce thuộc tập đoàn Vingroup (đứng đầu) và Liên hiệp HTX thương mại TPHCM (đứng thứ ba), còn lại là Công ty TNHH dịch vụ EB thuộc Central Group Thailand (đứng thứ hai).
Đại diện của Nhật Bản là Công ty TNHH Aeon Việt Nam và đại diện của Hàn Quốc là Công ty cổ phần Trung tâm thương mại Lotte Việt Nam cũng lọt vào Top 10 nhưng lần lượt chỉ xếp ở vị trí thứ tư và thứ sáu.
Còn trong Top 10 nhóm hàng lâu bền, điện máy, điện lạnh, vàng bạc, đứng đầu là Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới di động, đứng thứ hai là Công ty cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận, đứng thứ ba là Công ty cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT.
Đại diện của Vietnam Report cho biết, Top 10 Công ty uy tín ngành Bán lẻ năm 2018 được xây dựng dựa trên nguyên tắc khoa học và khách quan. Các công ty được đánh giá, xếp hạng dựa trên 3 tiêu chí chính gồm: Năng lực tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính năm gần nhất (tổng tài sản, tổng doanh thu, lợi nhuận, hiệu quả sử dụng vốn); Uy tín truyền thông được đánh giá bằng phương pháp Media Coding - mã hóa các bài viết về công ty trên các kênh truyền thông có ảnh hưởng; Khảo sát người tiêu dùng về mức độ nhận biết và sự hài lòng với các sản phẩm/ dịch vụ của công ty, hảo sát chuyên gia đánh giá vị thế của các công ty trong ngành và khảo sát doanh nghiệp về quy mô thị trường, lao động, vốn, tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, kế hoạch hoạt động trong năm 2018.
Kết quả khảo sát doanh nghiệp và người tiêu dùng, cũng như nghiên cứu về uy tín truyền thông của doanh nghiệp được tiến hành bởi Vietnam Report cho thấy 5 xu hướng về ngành bán lẻ Việt Nam:
Thứ nhất, ngành bán lẻ Việt Nam sẽ tiếp tục bùng nổ trong thời gian tới
Việt Nam đang là một trong những thị trường tiêu dùng lớn nhất ở châu Á do tăng trưởng kinh tế và chi tiêu tiêu dùng gia tăng. Với tốc độ tăng trưởng thị trường bán lẻ duy trì ở mức rất cao, khoảng 10%/năm, giá trị thị trường bán lẻ đạt khoảng 120 tỷ USD vào năm 2017, và ước đạt khoảng 160 tỷ USD vào năm 2020.
Cùng với sự gia tăng về quy mô, độ phức tạp của thị trường và chất lượng của các nhà cung cấp trên thị trường bán lẻ Việt Nam cũng sẽ tăng trưởng mạnh trong thời gian tới dưới sức ép của sự cạnh tranh gay gắt và sự hội nhập quốc tế ngày càng cao, đặc biệt sau khi các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP và EVFTA.
Trong bối cảnh đó, hai doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam là Vincommerce, với hệ thống VinMart và VinMart+, và Thế giới di động, gắn liền với thương hiệu Điện máy xanh là hai cái tên có điểm số uy tín hàng đầu. Khảo sát người tiêu dùng và chuyên gia cho thấy, Vinmart được đánh giá rất cao về sự đa dạng và chất lượng của sản phẩm, trong khi Thế giới di động lại mạnh về tài chính và thương hiệu.
Hình 2: Điểm quy đổi xếp hạng của Top 10 Công ty bán lẻ uy tín năm 2018 – Nhóm hàng lâu bền, điện máy, điện lạnh, vàng bạc…
Thứ hai, thương mại điện tử là xu thế tất yếu và đầy hứa hẹn, nhưng đang gặp rất nhiều rào cản trên thị trường bán lẻ Việt Nam
Cùng với sự phát triển của các nền tảng thương mại điện tử và truyền thông xã hội, bán hàng trực tuyến đang trở thành một xu thế tất yếu tại Việt Nam. Trên 20 triệu người Việt Nam đang thường xuyên mua sắm trực tuyến và 49% số người tiêu dùng có thói quen mua sản phẩm qua điện thoại/smartphone ít nhất hàng tháng, việc thanh toán điện tử cũng ngày càng trở nên dễ dàng và phổ biến hơn.
Hoạt động mua sắm qua kênh bán lẻ hiện đại đang có xu hướng tăng lên, đặc biệt tại các thành phố lớn TPHCM và Hà Nội. Tuy nhiên vẫn chưa lấn sân được kênh bán lẻ truyền thống do những thói quen và đặc tính riêng của người tiêu dùng Việt Nam.
Hình 3: Đóng góp giá trị của các kênh bán lẻ tại Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020 (dự đoán)
Khảo sát các doanh nghiệp bán lẻ của Vietnam Report cũng cho thấy xu hướng tương tự, tức là các kênh bán lẻ truyền thống vẫn giữ vai trò chủ đạo trong ngành bán lẻ Việt Nam, với doanh thu bán lẻ hiện nay chủ yếu đến từ các kênh truyền thống như Hệ thống siêu thị/ cửa hàng chính hãng (chiếm tới 92% doanh thu), trong khi bán hàng trực tuyến qua Internet chỉ chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn (trung bình khoảng 6% doanh thu).
Hình 4: Cơ cấu doanh thu (trung bình) qua các kênh bán hàng của các công ty bán lẻ tại Việt Nam
Đánh giá về những vấn đề khiến việc mua sắm trực tuyến còn hạn chế, đa phần người tiêu dùng tham gia khảo sát cho biết họ e ngại về: chất lượng, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa và dịch vụ đổi/ trả hàng, do đó thay vì lựa chọn mua sắm trực tuyến, đa phần người tiêu dùng Việt Nam vẫn lựa chọn phương án "tốn thời gian và công sức hơn", đó là mua sắm trực tiếp tại cửa hàng chính hãng/ siêu thị. Tuy nhiên, đáng chú ý, việc thanh toán điện tử đã không còn là trở ngại lớn đối với người tiêu dùng Việt Nam.
Hình 5: Những vấn đề khiến người tiêu dùng e ngại khi mua sắm trực tuyến
Trong bối cảnh đó, việc sớm dựa hoàn toàn vào thương mại điện tử là một sự lựa chọn khá rủi ro của các nhà bán lẻ trên thị trường Việt Nam hiện nay. Thay vào đó, nhiều doanh nghiệp bán lẻ đang tích hợp và ứng dụng mô hình kinh doanh đa kênh - Omni Channel, đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự quản lý tốt hơn từ nhân sự đến hàng hóa.
Thứ ba, thị trường đang chứng kiến sự bùng nổ của mô hình kinh doanh siêu thị mini/ cửa hàng tiện ích tại Việt Nam
Theo khảo sát của Vietnam Report, số đông người tiêu dùng Việt Nam thường lựa chọn mua sắm tại các địa điểm (không tính các khu chợ truyền thống) gần nhà hay nơi làm việc, tiện cho việc đi lại. Đây chính là ưu thế của các mô hình siêu thị mini/ cửa hàng tiện lợi.
Hình 6: Các yếu tố quyết định địa điểm mua sắm của người tiêu dùng (không tính các khu chợ truyền thống)
Nhận diện được xu thế này, thời gian qua nhiều doanh nghiệp đã nhanh chân đầu tư phát triển mô hình siêu thị mini/ cửa hàng tiện lợi. Số lượng các siêu thị mini và cửa hàng tiện lợi tăng rất nhanh, làm nóng hơn bầu không khí như trên "chiến trường" trong ngành bán lẻ Việt Nam.
Tuy nhiên mô hình nào cũng có điểm hạn chế. Hiện nay, hơn 90% hộ gia đình Việt Nam có thói quen sử dụng xe máy là phương tiện đi lại chính, do đó rất khó để thuyết phục họ dừng lại và tìm kiếm một chỗ đỗ xe để vào siêu thị mini/ cửa hàng tiện lợi mua sắm, thay vì chỉ cần tạm đỗ ở bất cứ khu chợ truyền thống nào để mua mọi thứ họ cần. Và giá cả vẫn là ưu tiên hàng đầu của người tiêu dùng Việt Nam. Do vậy, hiệu quả kinh doanh mô hình siêu thị mini và cửa hàng tiện lợi vẫn đang là một bài toán khó cho các doanh nghiệp bán lẻ.
Thứ tư, xu hướng phát triển của các mặt hàng cao cấp, đặc biệt là các mặt hàng chăm sóc sức khỏe, các loại thực phẩm an toàn và ngành đồ uống
Người tiêu dùng Việt Nam đang có xu hướng gia tăng đầu tư cho một cuộc sống chất lượng cao, đòi hỏi các mặt hàng có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo các tiêu chuẩn và quy chuẩn ở mức cao. Về thực phẩm, họ mong muốn có nhiều sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu tự nhiên và hữu cơ hơn. Các mặt hàng liên quan đến chăm sóc sức khỏe cũng có mức tăng trưởng cao.
Các chuyên gia nhận định, ngành thực phẩm - đồ uống và bán lẻ có mối quan hệ cộng sinh, giúp hoàn thiện chuỗi phân phối đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng. Thấu hiểu tâm lý và thị hiếu của người tiêu dùng, 8/10 doanh nghiệp ngành thực phẩm - đồ uống khi được hỏi đã lựa chọn đầu tư phát triển công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược đầu tư năm 2019. Đây là những tín hiệu tốt của ngành bán lẻ Việt Nam trong thời gian tới.
Thứ năm, công tác truyền thông của các thương hiệu bán lẻ Việt Nam chưa đủ tốt
Trong bối cảnh cạnh tranh đang ngày càng khốc liệt, thống kê dữ liệu mã hóa thông tin trên truyền thông cho thấy, các doanh nghiệp bán lẻ hiện vẫn còn rất hạn chế xuất hiện trên truyền thông (chỉ 25,7% số doanh nghiệp được nghiên cứu có sự hiện diện tối thiểu 1 lần/ 1 tuần), với độ bao phủ thông tin khá khiêm tốn (22,8% số doanh nghiệp đạt 12/24 nhóm chủ đề).
Theo thông lệ, để đảm bảo thông tin chính xác và tăng độ tin cậy với các đối tượng tiếp nhận, ít nhất 30% lượng thông tin về doanh nghiệp trên truyền thông cần được dẫn nguồn từ doanh nghiệp hoặc các lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp (thành viên của Ban quản trị/ Ban lãnh đạo). Tính trong giai đoạn từ tháng 9/2017 đến tháng 9/2018, chỉ 1/4 số doanh nghiệp được nghiên cứu đạt được tỷ lệ này. Đây chính là điểm hạn chế cần được doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam lưu tâm và khắc phục trong thời gian tới.
Hình 7: Các doanh nghiệp đạt tỷ lệ trên 30% thông tin xuất phát nguồn từ doanh nghiệp giai đoạn từ tháng 9/2017 - 9/2018
Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, việc quyết định mua hàng thông qua các "review" hay "feedback" đã trở thành thói quen của người tiêu dùng mỗi khi lựa chọn nơi mua sắm, do đó doanh nghiệp bán lẻ cũng cần phải cởi mở hơn với truyền thông, nhưng cũng phải đảm bảo thông tin "trong tầm kiểm soát" để hạn chế tối đa những tác động tiêu cực khi xảy ra những sự cố không mong muốn.
Tin liên quan
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
21:29 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
09:59 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp hóa chất chuyển đổi Xanh để cạnh tranh hiệu quả
08:47 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Diễn đàn "Ngày hàng hóa hàng không" lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam
10:38 | 03/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
16:43 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển bền vững
16:40 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Maersk khai trương kho ngoại quan tại Việt Nam
16:05 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công ty Cổ phần MISA bổ nhiệm nhân sự cấp cao
14:46 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Hoàng Diệu lập kỷ lục khai thác 1 triệu tấn hàng trong tháng 10
09:35 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Từ sự “bất bình thường” giá cà phê, lo về niên vụ mới
09:03 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK