4 đột phá để doanh nghiệp nhà nước trở thành “sếu đầu đàn”
Hiện khoảng 60% nguồn lực xã hội đang tập trung cho DNNN, nhưng hiệu quả của các DNNN lại chưa tương xứng Ảnh minh họa: ST |
60% nguồn lực xã hội đang tập trung cho DNNN
Theo báo cáo của Viện Kinh tế Việt Nam, sau hơn 30 năm thực hiện sắp xếp, đổi mới, tính đến năm 2020, cả nước có khoảng 650 DNNN. Với quá trình đẩy mạnh cổ phần hoá, số lượng DNNN giảm dần, chỉ chiếm khoảng 0,07% số DN cả nước, nhưng đóng góp tới 7% tổng tài sản, 10% tổng vốn các DN trên thị trường và hơn 30% GDP, chưa kể tới đóng góp về lao động, việc làm và vai trò điều tiết, ổn định thị trường khi có bất ổn, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, quốc phòng – an ninh.
Tuy nhiên, bên cạnh những cố gắng bảo đảm vai trò của mình trong nền kinh tế, sự phát triển khu vực DNNN đã và đang đặt ra không ít vấn đề như hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của DNNN còn hạn chế, chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ. 12 đại dự án “đắp chiếu” là một ví dụ thể hiện rõ sự yếu kém của DN 100% vốn Nhà nước của Việt Nam.
Theo PGS.TS. Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, hiện DNNN đóng góp gần 40% GDP, phần còn lại là đóng góp từ DN tư nhân và DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), trong khi đó khoảng 60% nguồn lực xã hội đang tập trung cho DNNN. Từ những con số trên có thể thấy rõ, khu vực DNNN sử dụng vốn chưa hiệu quả. Bên cạnh đó, cơ chế quản trị DN còn chậm đổi mới, không phù hợp với thông lệ, tính công khai, tính minh bạch còn hạn chế, sử dụng vốn trong DNNN còn yếu kém; việc ứng dụng công nghệ tiên tiến còn hạn chế. Thời điểm này, phần lớn DN công nghiệp Việt Nam vẫn đang sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới từ 2 đến 3 thế hệ.
Chưa xứng với tiềm năng
Đồng tình với những quan điểm trên, PGS.TS. Hoàng Văn Hải, Viện trưởng Viện Quản trị kinh doanh (Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội) lại cho rằng, điểm tắc nghẽn trong cơ chế chính sách phát triển DNNN hiện nay là khung pháp lý thiếu ổn định và không rõ ràng đã kìm hãm đổi mới sáng tạo trong đầu tư phát triển.
Theo ông Nguyễn Đức Trung, Phó Cục trưởng, Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), một số DNNN quy mô lớn hoạt động trong các lĩnh vực quan trọng, then chốt của nền kinh tế nhưng vẫn chưa thực sự phát huy được hết tiềm năng, thế mạnh do một số những tồn tại, hạn chế. Hiện nay, một số bộ đang được giao quản lý DNNN nhưng chưa có văn bản quy định cụ thể cơ quan nào có nhiệm vụ quản lý chung đối với hệ thống DNNN. Hệ thống quản lý, giám sát rườm rà bởi nhiều quy định, không theo kịp với yêu cầu thực tiễn, thiếu hiệu lực và kém hiệu quả.
“DNNN còn thiếu tự chủ, điều này cản trở các DNNN tham gia vào đầu tư mạo hiểm, đổi mới sáng tạo. Bên cạnh đó, hiệu quả hoạt động của các DN này chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ; năng lực cạnh tranh, đặc biệt cạnh tranh quốc tế còn hạn chế. Vấn đề này xuất phát từ việc DNNN chưa phát huy hết tính chủ động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh”, Phó Cục trưởng, Cục Phát triển doanh nghiệp nhấn mạnh.
Phân tích rõ hơn về những mặt còn hạn chế của DNNN, cũng theo ông Nguyễn Đức Trung, trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, hiệu quả hoạt động của DNNN trong lĩnh vực này còn rất hạn chế, đóng góp chủ yếu là từ DN tư nhân và doanh nghiệp FDI. Cụ thể như trong ngành điện tử, 95% kim ngạch xuất khẩu đến từ khối DN FDI. Trong ngành dệt may, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) chiếm vị trí quan trọng nhưng chủ yếu sử dụng lao động phổ thông, tính lan tỏa và giá trị gia tăng không cao, chưa có tác động bền vững đối với môi trường.
Đối với ngành công nghiệp hóa chất, Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam (Vinachem) chủ yếu tập trung vào hóa chất tiêu dùng, chưa thực sự có nhiều ý nghĩa để thực hiện vai trò dẫn dắt, lan tỏa. Đối với ngành thép, Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSteel) khả năng cạnh tranh thấp, chi phí sản xuất cao, năng suất thấp. Đối với ngành cơ khí, DNNN hoạt động cũng còn yếu kém. Đơn cử như, Tổng công ty Cơ khí xây dựng, Tổng công ty Máy và Thiết bị công nghiệp đều lỗ. Tổng công ty Máy và Thiết bị nông nghiệp (VEAM) hoạt động hiệu quả không phải do hoạt động sản xuất kinh doanh mà chủ yếu là từ chia lãi liên doanh…
Chính vì vậy, theo ông Nguyễn Đức Trung, cần có 4 giải pháp đột phá nhằm củng cố và phát triển tập đoàn kinh tế, tổng công ty, những DNNN có thể sẽ trở thành “sếu đầu đàn” trong tương lai.
Thứ nhất, đó là tập trung vào việc xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách theo hướng đổi mới quản lý của chủ sở hữu, tạo điều kiện cho DNNN được hoạt động bình đẳng, chủ động và cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.
Thứ hai, mạnh dạn trao quyền hoặc giao nhiệm vụ cho một số DNNN để phát triển các hạ tầng nền tảng để có thể ứng dụng kinh tế chia sẻ, đẩy mạnh phát triển công nghệ số trong tương lai với một số chính sách thử nghiệm có kiểm soát đối với các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới ứng dụng công nghệ số.
Thứ ba, xác định rõ một cơ quan có nhiệm vụ quản lý chung đối với hệ thống DNNN.
Thứ tư, tạo cơ chế chính sách để Nhà nước hoặc DNNN tham gia phát triển các lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao, mang tính mới, có khả năng chiếm lĩnh thị trường và vươn ra thế giới thông qua việc sử dụng nguồn lực của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước hoặc cùng phối hợp với các DNNN khác…
Tin liên quan
5 năm liên tiếp, SHB trong TOP 50 doanh nghiệp lợi nhuận xuất sắc Việt Nam
15:26 | 07/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với 11 doanh nghiệp nợ thuế
15:22 | 06/11/2024 An ninh XNK
Gần 8,7 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng 10/2024
15:46 | 06/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bổ nhiệm bà Trần Minh Huệ giữ chức Phó Tổng Biên tập Tạp chí Reatimes
20:01 | 07/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hàng hóa qua cảng Chu Lai lập đỉnh trong tháng 10/2024
15:40 | 07/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nhiều đơn hàng, may Sông Hồng thu lãi kỷ lục
09:00 | 07/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Căn hộ nội đô Hanoi Melody Residences: 3 giá trị sống tạo hấp lực với khách mua
16:12 | 06/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nestlé Việt Nam được vinh danh là “Nhà quảng cáo của năm”
15:13 | 06/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hệ thống Tập đoàn GELEX có 4 Thương hiệu quốc gia 2024
09:14 | 06/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
IPPG “bắt tay” với Tập đoàn Miễn thuế Trung Quốc hút khách mua sắm
08:53 | 06/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đưa thiết bị hiện đại từ Nhật Bản về lắp đặt ở cảng Lạch Huyện
08:52 | 06/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cúp Number 1 Active tái xuất tại Giải bóng đá học sinh THPT Hà Nội - An ninh Thủ đô 2024
16:42 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
HSG 7 lần liên tiếp được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam
14:55 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngân hàng cung ứng vốn cho mùa cao điểm kinh doanh
14:00 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Bức tranh" lợi nhuận ngân hàng 9 tháng năm 2024
09:29 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
08:50 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hàng giả làm khó công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ khu vực ASEAN
Hải quan Hải Phòng giải quyết thủ tục hơn 250 nghìn tờ khai trong tháng 10
Thích ứng chính sách và tăng tốc chuyển đổi số trong quản lý thuế, hải quan
Lấy ý kiến hoàn thiện quy định thủ tục, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK