2023 có thể là một năm ảm đạm hơn đối với nền kinh tế toàn cầu
Người dân mua sắm tại một chợ ở Ozumba (Mexico). (Ảnh: AFP/TTXVN)
Năm 2022 được cho là một năm hồi sinh sau đại dịch của kinh tế toàn cầu, nhưng thực tế lại được đánh dấu bởi một cuộc xung đột mới, lạm phát cao kỷ lục và các thảm họa do biến đổi khí hậu. Theo một số dự báo, năm 2023 có thể là một năm ảm đạm hơn.
Tình hình phức tạp
Giáo sư về kinh tế vĩ mô tại Đại học Amsterdam, Roel Beetsma, cho rằng số cuộc khủng hoảng đã gia tăng kể từ đầu thế kỷ. Kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai, thế giới chưa từng chứng kiến tình hình phức tạp như vậy.
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế do đại dịch vào năm 2020, giá tiêu dùng bắt đầu tăng trong năm 2021, khi các nước dỡ bỏ phong tỏa và các hạn chế khác.
Các ngân hàng trung ương khẳng định rằng lạm phát sẽ chỉ là tạm thời, khi các nền kinh tế trở lại bình thường. Tuy nhiên, xung đột giữa Nga và Ukraine vào cuối tháng Hai đã khiến giá năng lượng và lương thực tăng vọt.
Nhiều nước đang chật vật với các cuộc khủng hoảng sinh hoạt phí do lương tăng không theo kịp lạm phát, buộc các gia đình đứng trước những lựa chọn khó khăn trong việc chi tiêu.
Các ngân hàng trung ương đã bắt đầu tăng lãi suất trong năm nay, trong nỗ lực nhằm kiềm chế lạm phát, với nguy cơ khiến các nước rơi vào suy thoái, do lãi suất tăng có nghĩa các hoạt động kinh tế chậm lại.
Lạm phát cuối cùng đã bắt đầu hạ nhiệt tại Mỹ và Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).
Chi tiêu thận trọng
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), giá tiêu dùng tại Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới được cho là sẽ tăng 8% trong quý 4 năm 2022, trước khi tăng chậm hơn, ở mức 5,5%, trong năm 2023.
OECD khuyến khích các chính phủ hỗ trợ nhằm giảm bớt khó khăn cho người dân.
Theo nhóm tư vấn Bruegel, tại Liên minh châu Âu, 674 tỷ euro (704 tỷ USD) đã được chi cho đến nay để hỗ trợ người tiêu dùng khi giá năng lượng cao.
Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu và là quốc gia phụ thuộc nhiều nhất vào nguồn cung năng lượng từ Nga, chiếm khoảng 264 tỷ euro trong tổng số tiền trên.
Một khảo sát của công ty tư vấn EY cho biết, cứ hai người Đức thì một người nói rằng họ hiện chỉ chi cho các hàng hóa thiết yếu.
Lãi suất tăng cũng ảnh hưởng đến người tiêu dùng và các doanh nghiệp.
Cả Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và Ngân hàng Trung ương châu Âu bắt đầu tăng lãi suất với tốc độ chậm hơn trong tháng 12, nhưng cho rằng vẫn cần tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát.
Các nhà kinh tế nhận định Đức và một nền kinh tế lớn khác ở Eurozone là Italy sẽ rơi vào suy thoái. Kinh tế Anh hiện đang suy giảm. Cơ quan xếp hạng tín nhiệm S&P Global nhận định kinh tế Eurozone sẽ đình trệ trong năm 2023.
Tuy nhiên, Quỹ Tiền tệ Quốc tế vẫn nhận định kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 2,7% trong năm 2023. OECD dự báo mức tăng trưởng 2,2%.
Việc nới lỏng các hạn chế nhằm kiểm soát dịch tại Trung Quốc đưa đến hy vọng về sự phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và là động lực chính cho tăng trưởng của kinh tế toàn cầu này.
Trong tuần này, Trung Quốc thông báo sẽ dừng thực hiện việc cách ly với người nhập cảnh kể từ ngày 8/1.
Biến đổi khí hậu gây ra những thiệt hại
Với Giáo sư Beetsma, cuộc khủng hoảng lớn nhất là biến đổi khí hậu.
Lũ lụt tại Pakistan gây tổn thất 30 tỷ USD trong năm nay. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo tập đoàn tái bảo hiểm Swiss Re, những thảm họa thiên nhiên và thảm họa do con người gây ra gây thiệt hại kinh tế 268 tỷ USD kể từ đầu năm nay. Riêng cơn bão Ian đã gây thiệt hại được bảo hiểm ước tính là 50-65 tỷ USD.
Lũ lụt tại Pakistan gây tổn thất 30 tỷ USD trong năm nay.
Tại Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) diễn ra ở Ai Cập tháng 11/2022, các chính phủ đã nhất trí thành lập quỹ để hỗ trợ các nước đang phát triển dễ bị tổn thương do thiên tai.
Tuy nhiên, COP27 kết thúc mà không có những cam kết mới về việc từng bước dừng sử dụng nhiên liệu hóa thạch, dù cần cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính và làm chậm quá trình nóng lên trên toàn cầu.
Ông Beetsma cho rằng đó là một cuộc khủng hoảng kéo dài và nếu thế giới không có những hành động cần thiết, những tác động sẽ là chưa từng có./.
Tin liên quan

Khi các nước kém phát triển bị bỏ lại phía sau
13:49 | 04/10/2023 Nhìn ra thế giới

Những cú sốc liên tiếp đối với đầu tàu kinh tế châu Âu
09:43 | 31/08/2023 Nhìn ra thế giới

Phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ xuất cấp hàng dự trữ, đảm bảo an sinh xã hội
08:38 | 15/08/2023 Tài chính

Kinh tế Eurozone đình trệ, đồng euro giảm về gần mốc 1 USD
09:09 | 05/10/2023 Nhìn ra thế giới

Saudi Arabia thông báo tiếp tục cắt giảm sản lượng dầu mỏ
09:08 | 05/10/2023 Nhìn ra thế giới

Lần đầu tiên trong lịch sử, Chủ tịch Hạ viện Mỹ bị bãi nhiệm
08:00 | 04/10/2023 Nhìn ra thế giới

LHQ thông qua nghị quyết triển khai phái bộ an ninh nước ngoài ở Haiti
13:27 | 03/10/2023 Nhìn ra thế giới

Xuất khẩu vũ khí của Đức dự kiến đạt mức cao kỷ lục trong năm 2023
13:27 | 03/10/2023 Nhìn ra thế giới

Tổng thống Mỹ Biden ký ban hành đạo luật ngân sách tạm thời
08:16 | 02/10/2023 Nhìn ra thế giới

Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy hợp tác song phương cùng có lợi với Đức
08:15 | 02/10/2023 Nhìn ra thế giới

Cơ hội hóa giải căng thẳng EU-Trung Quốc
08:42 | 01/10/2023 Nhìn ra thế giới

Cảnh báo “hiệu ứng domino” ở châu Á
07:43 | 29/09/2023 Nhìn ra thế giới

Nga dự kiến tăng mạnh chi tiêu quốc phòng trong năm 2024
07:39 | 29/09/2023 Nhìn ra thế giới

Mỹ: 2.000 dự án hỗ trợ thiên tai bị đình trệ nếu chính phủ đóng cửa
07:39 | 29/09/2023 Nhìn ra thế giới

Nhiều công việc quan trọng bị ảnh hưởng nếu chính phủ Mỹ đóng cửa
09:59 | 28/09/2023 Nhìn ra thế giới

Nhật Bản sẽ cân nhắc nhằm ngăn chặn biến động tỷ giá quá mức
09:19 | 27/09/2023 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Hệ thống chưa ghi nhận được thói quen đọc tin của bạn.
Hãy đăng nhập/ đăng ký để hệ thống có thể cung cấp các bài viết theo nhu cầu đọc của bạn.
Tin mới

Tổ chức lớp Tập huấn nghiệp vụ công tác văn phòng

Kinh tế Eurozone đình trệ, đồng euro giảm về gần mốc 1 USD

Saudi Arabia thông báo tiếp tục cắt giảm sản lượng dầu mỏ

Giao dịch chứng khoán phái sinh tháng 9 tiếp tục tăng

Giá trị giao dịch trái phiếu chính phủ tăng hơn 27% so với tháng 8

LONGFORM: Nông nghiệp tuần hoàn chinh phục thị trường quốc tế
10:21 | 02/10/2023 Kinh tế

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Trần Lê Thăng
15:38 | 29/09/2023 Infographics

LONGFORM: Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn: Xây dựng, phát triển Hải quan Việt Nam trong kỷ nguyên số
10:16 | 08/09/2023 Megastory

Infographics: Tiểu sử Tân Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành
18:55 | 07/09/2023 Thuế - Kho bạc

Infographics: Trung Quốc - đối tác thương mại "trăm tỷ USD" của Việt Nam
10:00 | 08/09/2023 Xuất nhập khẩu

Lập trường nhất quán của Việt Nam là kiên quyết lên án khủng bố

Giá xăng giảm nhiều nhất 906 đồng/lít

UOB hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 xuống 5%

Cố định cho lịch nghỉ Tết

Khai mạc Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Thích ứng yêu cầu từ thị trường

Tổ chức lớp Tập huấn nghiệp vụ công tác văn phòng

Hải quan Hải Phòng tập huấn về bảo vệ bí mật nhà nước và an ninh mạng

Đào tạo cán bộ Hải quan làm chủ công nghệ

Hải quan Nội Bài song hành tạo thuận lợi với phòng chống buôn lậu

Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác kiểm tra sau thông quan

Tổng cục Hải quan triển khai nhiệm vụ chặng nước rút 2023

Hải quan Chi Ma phối hợp thu giữ gần 5.000 con gia cầm không rõ nguồn gốc

Hải Phòng: Cảnh giác với “sóng ngầm” buôn lậu cuối năm

Hải quan Quảng Ninh thu hơn 10,27 tỷ đồng qua "hậu kiểm"

Hải quan TPHCM triển khai Chiến dịch Thunder 2023

Lạng Sơn: Xử lý nghiêm việc vận chuyển trái phép gia cầm qua biên giới

Hải quan Hà Tĩnh phối hợp bắt đối tượng vận chuyển 1 kg ma tuý

Doanh nghiệp tiếp tục kiến nghị giảm lãi suất, giãn nợ, không giảm hạn mức vay

Herbalife Việt Nam với chương trình đón Tết Trung thu cho các em nhỏ tại Trung tâm Casa Herbalife

BAC A BANK tham gia thị trường tài chính ngân hàng tại mũi Cà Mau

THILOGI- Đẩy mạnh kết nối nguồn hàng xuyên Á

Vì sao Công ty POSCO VST bị đình chỉ áp dụng doanh nghiệp ưu tiên?

Xuất khẩu khả quan, FMC tập trung cho đơn hàng cao cấp

Nhiều văn bản pháp luật về hải quan đang hoàn thiện, trình ban hành

Sửa đổi tiêu chuẩn, định mức tài sản công của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài

Gỡ vướng trong thực hiện chính sách miễn thuế

Dụng cụ giảng dạy và học tập có mức thuế GTGT 5%

DN xác định và kê khai trị giá theo giá trị còn lại của hàng hóa tại thời điểm tái nhập

Chính sách thuế đối với hàng tạm nhập, tái xuất cho DN chế xuất thuê, mượn

Toyota Corolla Altis bản nâng cấp có giá từ 725 triệu đồng

Honda Việt Nam lần đầu tiên giới thiệu màu cổ điển cho Vision 2023

Hơn 92.000 ô tô được nhập khẩu tính đến 15/9

Skoda Kodiaq - SUV cỡ D, giá từ 1,19 tỷ đồng

Giá gần 4 tỷ, Mercedes-Benz EQE 500 4MATIC mẫu xe thuần điện rộng nhất phân khúc
