Xuất khẩu xanh - Hướng đi bền vững của các doanh nghiệp
Xuất khẩu của Việt Nam cần tái định hình để đáp ứng thương mại "xanh" | |
“Xanh hóa” doanh nghiệp để rộng đường xuất khẩu |
Đại diện của Sokfarm giới thiệu các sản phẩm chế biến sâu từ mật hoa dừa . Ảnh: N.H |
Hấp dẫn khách quốc tế nhờ tiêu chí “xanh”
Tại Triển lãm Kinh tế xanh – GEFE 2022 do EuroCham tổ chức tại TPHCM mới đây, khá đông khách hàng châu Âu quan tâm sản phẩm mật hoa dừa Sokfarm của Công ty TNHH Trà Vinh Farm.
Chàng trai trẻ Phạm Đình Ngãi, Giám đốc điều hành Sokfarm hồ hởi cho biết, vùng trồng dừa của Sokfarm vừa được cấp chứng nhận hữu cơ của 3 thị trường lớn là Organic EU (châu Âu), USDA (Mỹ) và (JAS) Nhật Bản. Đây sẽ là chìa khoá cho Sokfarm mở thêm nhiều cánh cửa mới trên thị trường quốc tế sau khi đã xuất khẩu chính ngạch thành công tới Hà Lan và Nhật Bản.
Ông Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Công Thương: Tăng trưởng xanh, phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu hướng phát triển mới nhằm giảm phát thải nhà kính, hướng tới nền kinh tế trung hòa carbon và phát triển bền vững. Xu hướng này đã và đang hình thành nên “luật chơi” mới về thương mại và đầu tư. Các thị trường nhập khẩu quan trọng triển khai áp dụng thuế suất cao đối với các sản phẩm có "dấu chân carbon" lớn. Nhiều nền kinh tế phát triển trên thế giới đã đặt ra những quy định liên quan đến môi trường khắt khe hơn đối với hàng hóa nhập khẩu. Với Việt Nam, việc chuyển hướng sang kinh tế xanh và tăng trưởng xanh không chỉ là lựa chọn tất yếu, mà còn là cơ hội để trở thành quốc gia tiên phong trong khu vực, bắt kịp với xu thế phát triển của thế giới, góp phần hiện thực hóa Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 và cam kết mạnh mẽ của Việt Nam tại COP26. Mặc dù đầu tư cho quá trình chuyển đổi xanh sẽ là một thách thức đối với cộng đồng DN, đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn và công nghệ cao; chi phí cho tiêu dùng xanh ban đầu cũng sẽ cao hơn mặt bằng chung của xã hội. Tuy nhiên, về lâu dài và tổng thể sẽ mang lại hiệu quả, lợi ích to lớn hơn cho mọi người dân và DN. Ông Trương Đình Hoè, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam: Việc theo đuổi chiến lược xuất khẩu xanh tác động mạnh mẽ đến lợi thế cạnh tranh kỳ vọng của các DN chế biến thủy sản. Việc theo đuổi chiến lược xuất khẩu xanh với mục đích xanh hoá sản phẩm đã khiến khách hàng trên thị trường nước ngoài có thiện cảm hơn với sản phẩm của DN, đồng thời giúp xây dựng hình ảnh “xanh” của DN trên thị trường, tạo nên lợi thế cạnh tranh khác biệt hoá trong tâm trí khách hàng. Lợi thế cạnh tranh này chính là đòn bẩy để DN đạt được hiệu suất tài chính tốt. Việc theo đuổi chiến lược xuất khẩu xanh không phải ngay lập tức giúp DN đạt được hiệu suất tài chính tốt mà cần thời gian để DN tạo dựng và phát triển được lợi thế cạnh tranh. Khi đã đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu, DN mới đạt được hiệu suất tài chính. Nói cách khác, để có thể đạt được hiệu suất tài chính mong muốn trên thị trường xuất khẩu qua theo đuổi chiến lược xuất khẩu xanh đòi hỏi sự đầu tư về mặt thời gian qua tạo dựng và phát triển lợi thế cạnh tranh. N.H |
Tương tự, trong lĩnh vực dệt may, bà Nguyễn Thị Liên, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Quốc tế Phong Phú (PPJ) cho biết, trước xu hướng tiêu dùng xanh ngày càng mạnh mẽ trên thế giới, từ 4 năm trước, PPJ đã nhanh chóng chuyển mình để thích ứng và bắt kịp xu hướng. Trong đó, chiến lược phát triển bền vững gắn với các mục tiêu sản xuất kinh doanh các sản phẩm xanh, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải, bảo vệ môi trường, sức khoẻ người lao động, người tiêu dùng và cộng đồng xã hội… là những điều kiện tiên quyết cho sự thành công của DN.
Đặc biệt, điều này đã giúp PPJ đã nhận được nhiều đơn hàng hơn. “Trong năm 2022, dù ngành dệt may đang gặp rất nhiều khó khăn do thiếu đơn hàng, thiếu lao động, nhưng nhờ mục tiêu phát triển sản phẩm xanh nên PPJ vẫn đạt mức tăng trưởng 20% với doanh số dự kiến là 400 triệu USD và đáng mừng hơn cả là PPJ vẫn giữ được sự ổn định cho các lao động trong công ty” – bà Liên chia sẻ.
Trong lĩnh vực thuỷ sản, nhiều chương trình thuỷ sản bền vững cũng đã được triển khai. Trong đó, tỉnh Kiên Giang vừa phê duyệt chủ trương đầu tư dự án phát triển thủy sản bền vững trên địa bàn huyện Hòn Đất, tổng diện tích vùng dự án khoảng 5.500ha. Tương tự, tỉnh Cà Mau cũng đang đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản giá trị cao với mô hình tôm-rừng kết hợp. Đây là mô hình nuôi tự nhiên sinh thái không sử dụng thuốc, hóa chất giảm được giá thành và góp phần tích cực vào việc bảo vệ, phát triển rừng. Hiện Cà Mau đang có trên 27.500ha tôm nuôi dưới tán rừng ngập mặn, trong đó có hơn 19.000ha được các tổ chức chứng nhận theo các tiêu chuẩn quốc tế (Naturland, EU Organic, Canada Organic, Selva Shrimp, ASC, BAP…). Hiện nay, sản phẩm được nhiều thị trường ưa chuộng và đánh giá cao.
Mục tiêu trong tầm tay
PGS.TS Nguyễn Hồng Quân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tuần hoàn (ICED) - Đại học Quốc gia TPHCM cho biết, kinh tế xanh mở ra những cánh cửa mới cho tăng trưởng xuất khẩu thông qua các giải pháp phát triển công nghệ xanh để nâng cao năng suất và hiệu quả, tăng cường lòng tin của nhà đầu tư, mở ra các thị trường mới, giảm rủi ro trong môi trường kinh doanh. Thị trường toàn cầu cho các sản phẩm ”xanh” đang tăng trưởng nhanh hơn và đem lại nhiều lợi nhuận hơn so với các sản phẩm “nâu” cùng loại.
Ông Bartosz Cieleszynski, Phó trưởng Ban Thương mại, Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam đánh giá, công nghệ xanh không nằm ngoài tầm tay của Việt Nam. Mỗi DN trong cộng đồng kinh doanh Việt Nam có thể tham gia vào công nghệ xanh và thương mại xanh. Theo đó, với nền kinh tế định hướng xuất khẩu như Việt Nam, công nghệ xanh và thương mại bền vững nên bắt đầu từ các ngành chủ lực xuất khẩu như nông – lâm – ngư nghiệp.
Theo ông Bartosz Cieleszynski, việc xuất khẩu các sản phẩm hữu cơ từ Việt Nam có sự phát triển có hệ thống trong một vài năm trở lại đây, với các sản phẩm đa dạng như trái cây nhiệt đới, rau củ quả, thực phẩm chế biến sẵn, thủy sản và hàng hóa. Với tầm quan trọng ngày càng tăng của canh tác hữu cơ tại EU, các nhà xuất khẩu từ Việt Nam nên cân nhắc chú trọng hơn vào việc quảng bá khái niệm canh tác hữu cơ nhằm đáp ứng tốt hơn sở thích của người tiêu dùng châu Âu. Đặc biệt, các sản phẩm với chứng nhận tự nguyện về dán nhãn và chứng nhận quốc tế hiện có như EcoCert hay Fair Trade thường được mua nhiều hơn với giá cao hơn tại thị trường châu Âu.
“Các DN hãy làm quen với lựa chọn của người tiêu dùng và đáp ứng các kỳ vọng của họ bằng việc cung ứng các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, xanh và thân thiện môi trường. Thế giới đang thay đổi nhanh chóng và một khi các thông lệ tự nguyện trở thành tiêu chuẩn bắt buộc, cạnh tranh trên thị trường sẽ trở nên rất gay gắt. Đó là lý do tại sao nhu cầu phát triển bền vững cần được đáp ứng đầy đủ trong quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và EU” – ông Bartosz Cieleszynski nhấn mạnh.
Tin liên quan
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
08:49 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tài sản của người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được miễn thuế?
19:45 | 03/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
20:23 | 05/11/2024 Kinh tế
Bầu cử Tổng thống Mỹ có tác động tới giá vàng và thị trường chứng khoán?
20:18 | 05/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm khả năng cán đích 16 tỷ USD
14:57 | 05/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giảm chi phí logistics: Giải pháp cạnh tranh, thu hút hàng hóa xuất nhập khẩu
08:49 | 05/11/2024 Kinh tế
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
Bầu cử Tổng thống Mỹ có tác động tới giá vàng và thị trường chứng khoán?
Đột xuất kiểm tra cơ sở kinh doanh xe điện thuộc diện cấm lưu thông
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK