Tối ưu hóa nguồn lực để vượt qua thách thức trong năm 2023
![]() | Tiếp tục các giải pháp tài chính hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong năm 2023 |
![]() | Những bước ngoặt kinh tế đón đợi trong năm 2023 |
![]() |
Mục tiêu tăng trưởng 6,5%, lạm phát 4,5%, cùng nhiều mục tiêu khác trong năm 2023 nếu không có sự điều hành linh hoạt chắc chắn sẽ là những thách thức rất lớn đối với Việt Nam. Ảnh: T.D |
Cơ hội từ những “gam màu xám”
Đánh giá về những kết quả đã đạt được trong năm 2022, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ cho biết, bối cảnh “đa khủng hoảng đan xen đa chuyển đổi” đã tác động mạnh tới kinh tế Việt Nam có độ mở lớn nhưng cũng cho thấy năng lực thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế nước ta.
Việc duy trì tốt ổn định kinh tế vĩ mô, đạt mức tăng trưởng 8,02% - nằm trong nhóm tăng trưởng cao hàng đầu khu vực, quy mô GDP vượt 400 tỷ USD, xuất khẩu vượt 730 tỷ USD, an sinh xã hội được bảo đảm là các kết quả rất có ý nghĩa, không chỉ tạo dư địa cho điều hành vĩ mô năm 2023 mà còn là nền tảng cho tăng trưởng nhanh và bền vững của giai đoạn 2023-2025.
Ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước): Chính sách tiền tệ của Việt Nam chịu rất nhiều áp lực, đặc biệt khi độ mở của nền kinh tế đang rất lớn thì khả năng chống chọi với cú sốc khủng khiếp đó là cực kỳ căng thẳng. Bài toán khó nhất của ngành ngân hàng hiện nay là tìm được điểm cân bằng hài hoà giữa điều hành lãi suất và điều hành tỷ giá. Nếu "hy sinh" tỷ giá thì giữ được lãi suất và giữ được dự trữ ngoại hối. Ngược lại, nếu để tỷ giá phá giá quá nhanh sẽ dẫn tới việc nhập khẩu lạm phát. Điều này khiến lạm phát trong nước rất khó kiểm soát. Trong khi đó, mục tiêu xuyên suốt trong điều hành chính sách tiền tệ năm 2023 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là giữ được sự ổn định của đồng tiền, kiểm soát lạm phát. Tập trung lớn nhất về điều hành chính sách tiền tệ của NHNN là tiếp tục hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế, song không thể chủ quan với lạm phát. Để đảm bảo sự ổn định của nền kinh tế và hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế, NHNN sẽ điều hành đồng bộ, linh hoạt giữa tín dụng, lãi suất, tỷ giá và các công cụ chính sách tiền tệ khác, nhưng không xa rời mục tiêu kiểm soát lạm phát. Năm 2023, NHNN sẽ hành động theo phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến". Trong đó, mục tiêu "bất biến" là ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát, còn cách thức điều hành thì rất linh hoạt. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Bích Lâm: Kinh tế Việt Nam có độ trễ so với Mỹ và thế giới ước tính khoảng 6 tháng. Như vậy lạm phát cũng sẽ có độ trễ, lạm phát những tháng gần đây tháng sau cao hơn tháng trước mặc dù lạm phát bình quân cũng chỉ trên 3%. Chỉ số về lạm phát và biến cố về xử lý trái phiếu doanh nghiệp là 2 yếu tố cần phải quan tâm. Đã có những tính toán rằng nếu Trung Quốc mở cửa hoàn toàn từ giữa năm 2023, kinh tế toàn cầu tăng trưởng tốt nhưng lạm phát toàn cầu cũng sẽ tăng bởi Trung Quốc sử dụng rất nhiều nguyên vật liệu. Bloomberg từng tính toán rằng nếu Trung Quốc mở cửa, lạm phát toàn cầu có thể tăng thêm đến 20%, như vậy sẽ vô cùng khó khăn, làn gió từ Trung Quốc sẽ mang đến cơ hội nhưng cả thách thức cho kinh tế toàn cầu, nổi bật nhất phải kể đến lạm phát. Bên cạnh đó, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Đây cũng là thị trường nhập siêu lớn nhất. Việt Nam xuất sang Trung Quốc chỉ một số sản phẩm cơ bản, còn lại nhập khẩu toàn bộ nguyên vật liệu để sản xuất, nếu thị trường Mỹ, EU không có nhu cầu về da giày, may mặc thì xuất khẩu chắc chắn khó khăn, như vậy làn sóng Trung Quốc cũng không chắc mang lại những yếu tố tích cực cho kinh tế Việt Nam. Trong năm 2023, vốn đầu tư từ nước ngoài cũng sẽ khó khăn hơn và thậm chí giảm trong năm 2024 và 2025. Sẽ có những nhà đầu tư vào Việt Nam để tận dụng một số hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết, hoặc có những nhà đầu tư coi Việt Nam như “vùng đệm” để xuất khẩu, lợi dụng ưu đãi, chính vì vậy cũng thực sự cần phải cẩn trọng với FDI. X.T (ghi) |
“Nhiều bài học đã được tổng kết, nhưng tôi cho rằng bài học về sự thích ứng, khả năng thích nghi, điều chỉnh, bám sát thực tiễn là rất đáng lưu tâm trong bối cảnh thế giới bất ngờ, bất trắc, bất định như thời gian qua", Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ khẳng định.
Đánh giá về tình hình năm 2003, Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ nhận định môi trường quốc tế và khu vực dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp.
"Bối cảnh nhiều 'gam màu xám' cũng cho chúng ta thấy những cơ hội. Nếu kịp thời nắm bắt, hoà nhịp vào các xu thế mới, tranh thủ các động lực tăng trưởng mới từ kinh tế xanh và chuyển đổi số, thu hút được các nguồn lực đầu tư mới, đây cũng sẽ là thời cơ để doanh nghiệp tạo ra các đột phá, các nền tảng để 'bứt tốc' trong tương lai", Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ phát biểu.
Tuy nhiên, phân tích về những khó khăn trong năm 2023, theo ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương, hiện có 7 quốc gia, vùng lãnh thổ chiếm hơn 58% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (gồm: Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Đức, Anh và Hồng Kông) được dự báo có mức độ suy thoái kinh tế ở mức độ nhẹ trong ngắn hạn. Vì vậy, một số ngành dệt may, da giày, đồ gỗ của nước ta sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng. Ngoài ra, trong 10 quốc gia chiếm hơn 80% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam thì có 6 nền kinh tế Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Malaysia, Đài Loan (Trung Quốc), Indonesia chiếm 41,3% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế năm 2023.
Về vấn đề đầu tư, trong 10 nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam chiếm khoảng 93% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, ngoài Trung Quốc và Thái Lan có dự báo tương đối tích cực trong năm 2023 thì các đối tác còn lại gồm Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Mỹ chiếm 72% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam đều được dự báo có dấu hiệu rơi vào suy thoái tùy mức độ khác nhau.
"Mục tiêu tăng trưởng 6,5%, lạm phát 4,5%, cùng nhiều mục tiêu khác đã được Quốc hội thông qua trong năm 2023 nếu không có sự điều hành linh hoạt chắc chắn sẽ là những thách thức rất lớn đối với Việt Nam. Vì vậy, vấn đề đặt ra đối với Việt Nam là cần có cách tiếp cận tổng thể, phân tích, dự báo sát tình hình, chủ động đưa ra các kịch bản, giải pháp trọng tâm cả trước mắt và lâu dài, để duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, từ đó vượt qua thách thức. Yêu cầu đặt ra là cần tối ưu hóa nguồn lực không chỉ là dựa vào nhân lực, tài chính mà còn là nguồn lực về đất đai, các điều kiện về thể chế, chính sách để thực sự tạo ra sự tăng trưởng mới trong năm 2023", Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển nhấn mạnh.
Vẫn còn “cửa hẹp” để đổi chiều chính sách
Nhận diện chiều hướng của thách thức và đánh giá khả năng xoay chuyển tình thế của Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Thành, Đại học Fulbright Việt Nam cho rằng, trước những khó khăn, thách thức trong bối cảnh chung thế giới, Việt Nam vẫn có “cửa hẹp” trong năm nay để có thể đổi chiều chích sách và giải quyết được những khó khăn trong nội tại của nền kinh tế Việt Nam khi các điều kiện bên ngoài cho phép.
“Theo đó, quý 1 năm nay sẽ là quý không có con số tăng trưởng kinh tế tích cực ở trong nước, quý 2 có thể lại sẽ tiếp tục khó khăn do có sự điều hành tăng lãi suất từ FED. Thời điểm đầu tháng 5 khả năng rất cao sẽ là lần tăng lãi suất cuối cùng, sau đó sẽ duy trì ở mức đỉnh lãi suất đồng USD trên thị trường liên ngân hàng từ 5-5,25% cho đến cuối năm 2023. Như vậy, cuối tháng 5 sẽ có dư địa cho Việt Nam do chúng ta không phải chạy đua lãi suất trong nước với đồng USD, áp lực tỷ giá qua đi. Đây cũng là dư địa để chúng ta đổi mới chính sách, ổn định vĩ mô”, ông Nguyễn Xuân Thành phân tích.
Cũng theo ông Thành, tác động thứ hai để Việt Nam điều chỉnh chính sách nhìn từ nước ngoài là Trung Quốc, chúng ta có thể kỳ vọng vào cơn gió xuôi khi quốc gia này mở cửa. Cụ thể, quý 1 ở Trung Quốc có thể sẽ có xáo trộn lớn sau khi mở cửa trở lại, nhưng khoảng tháng 4 và tháng 5, Trung Quốc sẽ tự tin hơn vào chính sách mở cửa, tạo cú hích về khôi phục tổng cầu nội địa, tạo cơ hội xuất khẩu cho Việt Nam sang Trung Quốc và du lịch của Trung Quốc vào Việt Nam”.
Chuyên gia kinh tế Đại học Fulbright Việt Nam cho rằng, dưới tác động của Hoa Kỳ và Trung Quốc, cần nhấn mạnh tính chủ động của Việt Nam. Trong cạnh tranh chiến lược, chúng ta kỳ vọng vào đầu tư công, tiêu dùng dân cư trong nước để bù đắp cho suy giảm xuất khẩu, nhưng tôi phải nhấn mạnh rằng cần phải giải ngân vốn FDI cùng với giải ngân đầu tư công thì mới có bức tranh sáng.
Tin liên quan

Kỳ vọng thu hút FDI từ Mỹ vào công nghệ cao, xanh hóa
07:33 | 03/10/2023 Kinh tế

UOB hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 xuống 5%
14:26 | 02/10/2023 Sự kiện - Vấn đề

Sức cầu yếu, WB dự kiến GDP Việt Nam chững lại còn 4,7% trong năm 2023
13:40 | 02/10/2023 Kinh tế

Xuất khẩu gỗ và nội thất kỳ vọng phục hồi chặng cuối năm
16:34 | 03/10/2023 Xuất nhập khẩu

THILOGI- Đẩy mạnh kết nối nguồn hàng xuyên Á
16:20 | 03/10/2023 Doanh nghiệp - Doanh nhân

Nhiều dự án bất động sản tại TPHCM được gỡ vướng
16:09 | 03/10/2023 Kinh tế

Cá tra Việt Nam còn nhiều dư địa trên thị trường Mỹ
14:59 | 03/10/2023 Kinh tế

Xuất khẩu hạt điều mang về 2,6 tỷ USD
14:36 | 03/10/2023 Xuất nhập khẩu

Lãi suất cho vay giảm chậm hơn lãi suất huy động
14:29 | 03/10/2023 Kinh tế

Đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng, nhưng có sự phân hóa
14:26 | 02/10/2023 Kinh tế

LONGFORM: Nông nghiệp tuần hoàn chinh phục thị trường quốc tế
10:21 | 02/10/2023 Kinh tế

Cần sớm có hướng dẫn thực hiện Chiến lược phát triển dệt may, da giày
10:02 | 02/10/2023 Kinh tế

Doanh nghiệp tìm hướng XK tôm hùm chính ngạch sang Trung Quốc
09:45 | 02/10/2023 Xuất nhập khẩu

Dừng tiếp nhận phương tiện vào bãi phi thuế quan tại khu vực cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị
14:13 | 01/10/2023 Kinh tế

Hải Phòng: Thu hút 25 tỷ USD vốn FDI vào các KCN, KKT
12:19 | 01/10/2023 Kinh tế

Hai mặt hàng xuất khẩu sang Canada tăng đột biến từ sau Hiệp định CPTPP
09:51 | 01/10/2023 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Hệ thống chưa ghi nhận được thói quen đọc tin của bạn.
Hãy đăng nhập/ đăng ký để hệ thống có thể cung cấp các bài viết theo nhu cầu đọc của bạn.
Tin mới

Ngành Tài chính phấn đấu hoàn thành dự toán ngân sách ở mức cao nhất

Bộ Tài chính làm rõ một số chức danh có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô

SGATAR tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quản lý thuế của mỗi quốc gia thành viên

Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng hơn 356 tỷ đồng trên HNX

Hải quan Hà Tĩnh phối hợp bắt đối tượng vận chuyển 1 kg ma tuý

LONGFORM: Nông nghiệp tuần hoàn chinh phục thị trường quốc tế
10:21 | 02/10/2023 Kinh tế

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Trần Lê Thăng
15:38 | 29/09/2023 Infographics

LONGFORM: Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn: Xây dựng, phát triển Hải quan Việt Nam trong kỷ nguyên số
10:16 | 08/09/2023 Megastory

Infographics: Tiểu sử Tân Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành
18:55 | 07/09/2023 Thuế - Kho bạc

Infographics: Trung Quốc - đối tác thương mại "trăm tỷ USD" của Việt Nam
10:00 | 08/09/2023 Xuất nhập khẩu

Giá xăng giảm nhiều nhất 906 đồng/lít

UOB hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 xuống 5%

Cố định cho lịch nghỉ Tết

Khai mạc Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Thích ứng yêu cầu từ thị trường

Ngày hội Du học châu Âu 2023: Cơ hội tiếp cận thông tin giáo dục từ 16 quốc gia

Sầu riêng giữ “quán quân” về xuất khẩu qua cửa khẩu Lào Cai

Hải quan Việt Nam mong muốn vươn lên đón đầu công nghệ

Hội nghị và Triển lãm công nghệ năm 2023 của WCO: Cơ hội để tiếp cận nhiều công nghệ mới

Hải quan Quảng Ninh thu ngân sách tăng 52,77% trong Quý 3

Tọa đàm trực tuyến “Công nghệ Hải quan và thế hệ tương lai”

Hải quan Việt Nam sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, thúc đẩy đổi mới quản lý

Hải quan Hà Tĩnh phối hợp bắt đối tượng vận chuyển 1 kg ma tuý

Quảng Ninh: Lại phát hiện 17.760 con gia cầm giống nhập lậu

Vạch trần thủ đoạn buôn lậu 20 chiếc Iphone 15 qua sân bay Đà Nẵng

Nhiều khó khăn trong việc ngăn chặn, xử lý tân dược, thực phẩm chức năng giả, nhập lậu

Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu, nhiều cơ sở kinh doanh bị xử phạt

Hải quan TP Hồ Chí Minh triển khai cao điểm chống buôn lậu cuối năm

THILOGI- Đẩy mạnh kết nối nguồn hàng xuyên Á

Vì sao Công ty POSCO VST bị đình chỉ áp dụng doanh nghiệp ưu tiên?

Xuất khẩu khả quan, FMC tập trung cho đơn hàng cao cấp

URC Việt Nam trao hơn 2.000 phần trung thu đến quỹ bảo trợ trẻ em

Agribank dành 10.000 tỷ đồng ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư các dự án 5 ngành trọng điểm

Bain Capital dẫn đầu giao dịch đầu tư vốn cổ phần vào Masan Group

Gỡ vướng trong thực hiện chính sách miễn thuế

Dụng cụ giảng dạy và học tập có mức thuế GTGT 5%

DN xác định và kê khai trị giá theo giá trị còn lại của hàng hóa tại thời điểm tái nhập

Chính sách thuế đối với hàng tạm nhập, tái xuất cho DN chế xuất thuê, mượn

Quy định mới về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô

Trách nhiệm thông báo Danh mục hàng hóa XNK miễn thuế thuộc về ai?

Honda Việt Nam lần đầu tiên giới thiệu màu cổ điển cho Vision 2023

Hơn 92.000 ô tô được nhập khẩu tính đến 15/9

Skoda Kodiaq - SUV cỡ D, giá từ 1,19 tỷ đồng

Giá gần 4 tỷ, Mercedes-Benz EQE 500 4MATIC mẫu xe thuần điện rộng nhất phân khúc

Skoda Karoq, tân binh mới “tham chiến” bởi những lợi thế gì?

Mercedes-Benz EQB 250, xe sang thuần điện, cỡ nhỏ, giá dễ mua

LHQ thông qua nghị quyết triển khai phái bộ an ninh nước ngoài ở Haiti

Xuất khẩu vũ khí của Đức dự kiến đạt mức cao kỷ lục trong năm 2023

Tổng thống Mỹ Biden ký ban hành đạo luật ngân sách tạm thời

Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy hợp tác song phương cùng có lợi với Đức

Cơ hội hóa giải căng thẳng EU-Trung Quốc
