Tìm giải pháp tăng nguồn ngân sách cho hoạt động truyền thông chính sách
Chiều 24/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác truyền thông chính sách với chủ đề "Nhận thức - Hành động - Nguồn lực".
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. Ảnh: VGP |
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ, truyền thông chính sách là phần quan trọng trong hoạt động truyền thông của Đảng, Nhà nước, trong đó có truyền thông của Chính phủ, có vai trò hết sức quan trọng.
Vì vậy, theo Thủ tướng, việc xây dựng chính sách phải hướng đến người dân và người dân phải tham gia vào xây dựng chính sách pháp luật. Người dân cũng phải tham gia tổ chức thực hiện chính sách pháp luật với tinh thần dân biết, dân bàn, dân làm, dân hưởng thụ.
Đánh giá cao kết quả về công tác truyền thông chính sách, nhưng tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Thanh Lâm nêu thực trạng, công tác truyền thông chính sách có lúc, có nơi chưa được coi trọng. Một số bộ, ngành và địa phương chưa ban hành kế hoạch tổng thể và cụ thể về truyền thông chính sách, để từ đó có lộ trình, bước đi, đội ngũ và nguồn lực triển khai công tác truyền thông một cách bài bản, chuyên nghiệp…
Do đó, Thứ trưởng Bộ TT&TT nếu kiến nghị Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị tăng cường công tác truyền thông chính sách để làm cơ sở cho các bộ, ngành, địa phương hình thành bộ phận/đơn vị thực hiện; cũng như tăng cường bố trí kinh phí cho công tác này.
Cũng nói về khó khăn của công tác truyền thông, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho hay, từ trước đến nay vẫn có sự nhầm lẫn là báo chí làm công tác truyền thông và vì thế, chính quyền các cấp không làm công việc này. Vì thế, báo chí thiếu cả thông tin và ngân sách để làm tuyên truyền. Các báo, đài chưa tự chủ tài chính thì được chính quyền các cấp bố trí ngân sách. Chi ngân sách thường xuyên cho báo, đài chiếm khoảng 0,5% tổng chi thường xuyên của ngân sách và bằng khoảng 60% nguồn thu của báo, đài.
Vì thế, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng kiến nghị, chính quyền các cấp phải có ngân sách dành riêng cho truyền thông, cả chi thường xuyên và chi đầu tư. Tăng thêm cho truyền thông 0,2% ngân sách trong lúc này là cần thiết để báo chí cách mạng nâng cao năng lực cạnh tranh, cả về hạ tầng công nghệ và nhân lực.
Nhưng những báo đài lớn tự chủ tài chính thì lại không có tiền thường xuyên từ ngân sách, cũng không có đặt hàng từ ngân sách. Các báo đài này dựa trên thị trường 100% nên dễ có xu thế trở thành báo chí thị trường. Nếu gộp lại cả báo đài tự chủ và chưa tự chủ tài chính thì ngân sách nhà nước chỉ chiếm 23% tổng thu thường xuyên của báo đài, 77% còn lại là do báo, đài thu từ dịch vụ. Tức là, “cái dạ dày” của báo chí đang được thị trường nuôi tới 77%.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi. Ảnh: VGP |
Liên quan đến vấn đề ngân sách cho truyền thông chính sách, tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, thời gian vừa qua, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan ban hành các Thông tư quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí NSNN liên quan đến hoạt động truyền thông chính sách. Bộ Tài chính thường xuyên nắm bắt tình hình thực tế lắng nghe phản ánh của các bộ, ngành địa phương để phối hơp với các cơ quan liên quan ban hành những quy định bổ sung đến hệ thống chính sách liên quan đến hoạt động truyền thông chính sách.
Về bố trí kinh phí cho hoạt động truyền thông chính sách, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi cho biết, kinh phí NSNN bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm theo phân cấp ngân sách hiện hành và được bố trí trong dự toán của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức đoàn thể ở trung ương, UBND các cấp theo quy định của Luật NSNN và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Đối với địa phương, ngân sách trung ương hỗ trợ kinh phí để thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách để triển khai thực hiện một số hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trọng tâm, trọng điểm.
Trên cơ sở dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao, các bộ, cơ quan trung ương, địa phương chủ động ưu tiên bố trí kinh phí hàng năm cho hoạt động truyền thông chính sách, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ truyền thông chính sách. Đồng thời, các bộ, cơ quan trung ương, địa phương chủ động huy động từ các nguồn kinh phí hợp pháp khác để thực hiện hoạt động truyền thông chính sách.
Vì thế, theo Thứ trưởng Bộ Tài chính, hiện Bộ đang trong quá trình nghiên cứu sửa đổi Luật Ngân sách Nhà nước và sẽ tiếp thu kiến nghị của Bộ TT&TT về việc chi ngân sách riêng cho truyền thông chính sách.
Liên quan đến đặt hàng truyền thông chính sách bằng nguồn NSNN, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi cho hay, trên thực tế vẫn có nhưng có thể chưa đủ hoặc chưa đáp ứng được yêu cầu do NSNN còn eo hẹp. Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ TT&TT và các cơ quan truyền thông chính thống để có các giải pháp tăng nguồn NSNN đối với các cơ quan truyền thông chính sách của Chính phủ.
Tin liên quan
Ngành Thuế thu ngân sách tăng 16%
10:55 | 08/11/2024 Thuế - Kho bạc
Không để thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá bất hợp lý
15:38 | 07/11/2024 Tài chính
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính: Sẽ tăng cường phân cấp quản lý ngân sách
15:14 | 07/11/2024 Tài chính
Bền vững cho bất động sản
07:26 | 08/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng đồng loạt tăng từ 15 giờ ngày 7/11
15:25 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại sứ Việt Nam tại Peru: Việt Nam đóng góp tích cực, chủ động cho Diễn đàn APEC
08:39 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo Nhân Dân đoạt giải Vàng, Giải thưởng Truyền thông Châu Á, WAN-IFRA
08:39 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện của Đảng
21:02 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đảm bảo không phát sinh bất công giữa các đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế
19:52 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Sửa Luật Đầu tư công: Chính phủ linh hoạt hơn, Quốc hội vẫn đảm bảo kiểm soát
14:29 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
CPI tháng 10 tăng 0,33%
10:51 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tháo gỡ điểm nghẽn
08:07 | 06/11/2024 Người quan sát
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
21:02 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
16:06 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc
08:49 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
Doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam mở rộng cơ hội phát triển bền vững ngành nước
Một doanh nghiệp chào bán hơn 1 tấn khô bò “bốn không”
Ngành Thuế thu ngân sách tăng 16%
BAC A BANK tài trợ 6 dự án truyền tải điện của EVN NPT
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK