Tháo gỡ điểm nghẽn phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Đông Nam bộ
Đường vành đai 3 TPHCM tạo cơ hội phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam | |
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có dấu hiệu “đuối sức” |
Quang cảnh hội nghị. Ảnh Trung tâm báo chí TPHCM |
Tăng trưởng chậm
Đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết 53-NQ/TW ngày 29/8/2005 của Bộ Chính trị trong thời gian qua, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TPHCM khẳng định, kết quả thực hiện Nghị quyết 53 đã giúp vùng kinh tế trong điểm phía Nam và Đông Nam bộ giữ vững vai trò đầu tàu về kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ, đầu mối giao lưu quốc tế lớn nhất cả nước.
Tuy nhiên, vùng kinh tế trong điểm phía Nam và Đông Nam bộ đang gặp nhiều thách thức, nghiêm trọng nhất là việc phát triển dưới mức tiềm năng và chưa phát huy tốt vai trò trung tâm kinh tế-xã hội của cả nước. Riêng TPHCM đóng góp đến trên 50% vào tăng trưởng của vùng, song trong những năm gần đây việc TPHCM tăng trưởng chậm đã ảnh hưởng rất lớn đến tăng trưởng của vùng.
Trình bày tham luận tại hội nghị bà Lê Thị Huỳnh Mai, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM cho biết, trong những năm gần đây, tăng trưởng kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng Đông Nam bộ chậm lại và chậm hơn tốc độ tăng trưởng chung của cả nước. Giai đoạn 2016-2020, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5,65%/năm, vùng Đông Nam Bộ tăng trưởng 5,51%/năm, trong khi cả nước tăng 5,99%/năm. Điều này làm giảm tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế cả nước, trong đó khu vực công nghiệp giảm từ 64,81% năm 2015 xuống còn 57,11% vào năm 2020.
Ngoài ra, vai trò đầu mối xuất nhập khẩu lớn nhất cả nước cũng giảm dần, cả tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu so cả nước. Sự hình thành các trung tâm công nghiệp mới ở khu vực phía Bắc gắn với xuất khẩu sản phẩm điện tử của càc tập đoàn nước ngoài trong thời gian qua đã làm thay đổi cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu cũng như cơ cấu xuất nhập khẩu theo vùng.
Sự phối hợp, phát triển vùng dựa trên khai thác những tiềm năng và lợi thế của từng địa phương trong thời gian qua còn nhiều bất cập, phân bổ vốn không hợp lý để vùng tiếp tục phát triển. Hạ tầng giao thông kết nối giữa các địa phương trong vùng, giữa các khu công nghiệp với hệ thống cảng biển thời gian qua chưa được đầu tư đồng bộ, quá tải, dẫn đến sử dụng các nguồn lực kém hiệu quả, ảnh hưởng đến phát triển của vùng…
Tháo gỡ điểm nghẽn
Ông Phạm Bình An, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM cho biết thời gian qua TPHCM đã và đang gặp nhiều điểm nghẽn. Trong đó, thành phố còn thiếu hạ tầng giao thông kết nối vùng, nguồn lực tài chính, ý tưởng sáng tạo để phát triển.
Theo đó, trong giai đoạn tới, thành phố vừa phải tập trung giải quyết các điểm nghẽn vừa phải phát huy năng động, sáng tạo, tận dụng lợi thế vốn có để phát triển đúng mức. Đặc biệt, để phát triển đột phá, ông Phạm Bình An cho rằng, thành phố cần có cơ chế đột phá, phù hợp, không thí điểm mà cần sự ổn định. Ngoài ra, về định hướng phát triển đến năm 2030, tầm nhìn 2045, TPHCM cần tập trung phát triển những ngành, lĩnh vực dựa trên nền tảng đô thị thông minh, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo… và trở thành trung tâm logistics, mua sắm, đặc biệt là phát triển thành Trung tâm tài chính quốc tế của vùng, cả nước và khu vực.
Để vùng kinh tế trong điểm phía Nam và Đông Nam bộ tiếp tục giữ vững vai trò đầu tàu về kinh tế - xã hội của cả nước, UBND TPHCM đề xuất nhanh chóng triển khai nhiệm vụ lập quy hoạch vùng Đông Nam bộ, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Cùng với đó, hoàn thiện cơ chế liên kết, điều phối phát triển vùng; bộ máy giúp việc cần có Ban chỉ đạo và Hội đồng vùng, có tổ giúp việc kể cả tổ tư vấn. Đồng thời, cần một cơ chế đồng bộ vượt trội để có thể phát huy được liên kết vùng.
UBND TPHCM cũng đề xuất, kiến nghị ưu tiên tập trung nguồn vốn ngân sách và nguồn vốn ODA để đầu tư xây dựng các công trình giao thông trọng điểm của các vùng kinh tế trọng điểm; tập trung vốn cho công tác quy hoạch, xây dựng và phát triển hệ thống logistics trong các vùng kinh tế trọng điểm, có sự kết nối với hệ thống cấp quốc gia và liên vùng bao gồm hệ thống hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh…
Vùng Đông Nam bộ bao gồm 6 tỉnh thành: TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh và Bình Phước. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm các tỉnh vùng Đông Nam cùng với tỉnh Long An và Tiền Giang (2 tỉnh này về mặt địa lý thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long). Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng Đông Nam bộ là đầu tàu, động lực tăng trưởng kinh tế của cả nước. Giai đoạn 2016-2020, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đóng góp 2,88 điểm phần trăm vào tốc độ tăng trưởng cả nước, đóng góp tỷ trọng 48,14% vào tăng trưởng cả nước. Đến năm 2020 vùng kinh tế trọng diểm phía Nam đóng góp gần 50% vào tăng trưởng kinh tế cả nước. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng Đông Nam bộ trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ lớn nhất cả nước. Đến năm 2020, công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chiếm 57,1% giá trị tăng thêm ngành công nghiệp, chiếm 44,1% giá trị tăng thêm ngành dịch vụ cả nước. |
Tin liên quan
TP Hồ Chí Minh “tiếp sức” doanh nghiệp công nghiệp và logistics
16:41 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TPHCM: Thu nội địa tăng cao, thu từ hoạt động XNK bắt đầu tăng
09:42 | 10/11/2024 Tài chính
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7-7,5%
23:52 | 12/11/2024 Kinh tế
Đề nghị nới thời gian hoàn thành Giai đoạn 1 sân bay Long Thành sang cuối năm 2026
19:48 | 12/11/2024 Kinh tế
Hợp tác là "chìa khóa" đảm bảo điều tra phòng vệ thương mại công bằng, suôn sẻ
19:38 | 12/11/2024 Kinh tế
Bình Dương xuất siêu 8,3 tỷ USD
15:31 | 12/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu hướng tới kỷ lục mới: Kim ngạch đạt 400 tỷ USD
15:10 | 12/11/2024 Xuất nhập khẩu
Trên 80% hàng Việt Nam có mặt tại các siêu thị
14:07 | 12/11/2024 Kinh tế
TPHCM: Dư nợ tín dụng đạt gần 3.800 tỷ đồng
13:39 | 12/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 10 địa phương xuất nhập khẩu chủ lực của Việt Nam
11:26 | 12/11/2024 Infographics
(LONGFORM) Việt Nam đứng trước cơ hội đón làn sóng FDI thứ tư
10:41 | 12/11/2024 Megastory/Longform
“Chạy sô” tăng trưởng tín dụng có thể tiềm ẩn rủi ro
20:18 | 11/11/2024 Kinh tế
Nguồn cung vàng phụ thuộc nhập khẩu, việc thành lập sàn vàng phải nghiên cứu kỹ
20:18 | 11/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu rau quả lập kỷ lục mới với kim ngạch đạt 6 tỷ USD
16:23 | 11/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giảm chênh lệch giá, Ngân hàng Nhà nước đã bán ra hơn 11 tấn vàng
21:34 | 10/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Sàn thương mại điện tử khai, nộp thuế thay giúp giảm đầu mối kê khai, giảm chi phí tuân thủ
Chủ tịch Quốc hội đề nghị “nói đi đôi với làm" ngay sau phiên chất vấn
Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7-7,5%
Chống lãng phí - “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”
Doanh nghiệp cần "tiếp sức" từ các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan