Sửa đổi 3 chính sách quan trọng trong Luật Ngân sách nhà nước
Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi): Phải bớt cơ chế xin-cho! Quốc hội thông qua Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi) Quy định chi tiết một số điều của Luật ngân sách Nhà nước |
Bộ Tài chính đề xuất quy định cho phép huy động nguồn lực địa phương vào các dự án liên vùng để thúc đẩy phát triển KT-XH. Ảnh: TTXVN |
Huy động nguồn lực địa phương vào các dự án liên vùng
Theo dự thảo sửa Luật NSNN trong dự thảo 1 Luật sửa 7 Luật thuộc lĩnh vực Tài chính, Bộ Tài chính đã tập trung vào sửa đổi 3 chính sách quan trọng gồm: bổ sung cơ chế cho phép các địa phương sử dụng NSĐP để hỗ trợ NSTW, hỗ trợ địa phương khác và chi viện trợ cho các địa phương nước ngoài; quy định rõ nội dung chi NSNN thực hiện một số nhiệm vụ từ cả nguồn chi đầu tư và chi thường xuyên; quy định rõ nội dung chi đầu tư phát triển theo quy định của Luật Đầu tư công và nội dung chi đầu tư phát triển khác. |
Khẳng định những kết quả tích cực trong thực hiện Luật Ngân sách nhà nước (NSNN) thời gian qua, tuy nhiên Bộ Tài chính cũng cho biết, trong quá trình tổ chức thực hiện Luật NSNN, những tác động khách quan làm thay đổi cơ cấu thu, ngân sách trung ương (NSTW) vẫn giữ vai trò chủ đạo nhưng có xu hướng giảm, trong khi yêu cầu đòi hỏi cần tăng cường hơn nữa tính chủ động của NSĐP; công tác xây dựng, tổng hợp dự toán NSNN và phân bổ NSTW. Chấp hành, quyết toán NSNN cũng đã phát sinh một số điểm hạn chế, bất cập cần được nghiên cứu để rà soát, sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn.
Đối với nhóm chính sách cho phép các địa phương sử dụng NSĐP để hỗ trợ NSTW, hỗ trợ địa phương khác và chi viện trợ cho các địa phương nước ngoài, Bộ Tài chính đề xuất quy định cho phép NSĐP được đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng của Trung ương trên địa bàn và hỗ trợ địa phương khác để thực hiện hoặc tham gia thực hiện đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng có tính chất vùng và liên vùng.
Theo Bộ Tài chính, hiện nhu cầu đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng có tính chất liên vùng, liên tỉnh là rất lớn, trong khi đó, một số địa phương khác trong vùng có điều kiện KT-XH khó khăn nên chưa thể đảm bảo kinh phí bố trí đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng trên địa bàn và một số dự án sử dụng NSTW chưa thể cân đối bố trí hoặc bố trí đủ nguồn vốn cho các dự án có tính động lực, kết nối liên vùng. Trong khi các địa phương có điều kiện hơn lại không được phép hỗ trợ các nhiệm vụ chi của NSTW trên địa bàn và trên địa bàn các địa phương khó khăn hơn.
Do đó, việc quy định cho phép NSĐP được đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng của Trung ương trên địa bàn và hỗ trợ địa phương khác để thực hiện hoặc tham gia thực hiện đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng có tính chất vùng và liên vùng sẽ nhằm góp phần huy động nguồn lực từ ngân sách của các địa phương có năng lực về tài chính vào các dự án liên vùng để sớm hoàn thành, đồng thời, giúp cải thiện nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, giúp các địa phương trong vùng thúc đẩy phát triển KT-XH.
Khắc phục tình trạng “vốn chờ dự án”
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đề xuất quy định rõ nội dung chi đầu tư phát triển theo quy định của Luật Đầu tư công và nội dung chi đầu tư phát triển khác.
Theo đó, dự thảo quy định rõ sử dụng chi đầu tư phát triển của NSTW để thực hiện nhiệm vụ đầu tư và hỗ trợ vốn của Nhà nước (bao gồm cả hỗ trợ lãi suất) cho các tổ chức kinh tế. Bổ sung quy định sử dụng chi đầu tư phát triển của NSĐP để thực hiện nhiệm vụ cấp bù chênh lệch lãi suất, phí quản lý và ủy thác cho vay qua ngân hàng chính sách; hỗ trợ doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân khác. Dự thảo Luật cũng đề xuất bổ sung quy định đối với việc việc quyết định đầu tư và chi đầu tư chương trình, dự án có sử dụng vốn NSNN, ngoài việc phải phù hợp với Luật Đầu tư công, thì các nhiệm vụ, dự án bố trí ngoài kế hoạch đầu tư công trung hạn được thực hiện theo pháp luật về NSNN cũng như các quy định của pháp luật có liên quan và sẽ được tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền vào cuối kỳ trung hạn. Đồng thời bổ sung quy định để có căn cứ sử dụng nguồn đầu tư phát triển khác thực hiện các dự án đầu tư ngoài kế hoạch đầu tư công trung hạn, phân biệt rõ chi đầu tư công theo Luật Đầu tư công và chi đầu tư phát triển khác.
Theo lý giải của Bộ Tài chính, nhu cầu đầu tư các dự án ngoài kế hoạch đầu tư công trung hạn (đầu kỳ trung hạn chưa được đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn, hoặc bố trí chưa đủ vốn) phát sinh hằng năm rất lớn, đặc biệt là các dự án phòng chống thiến tai thích ứng biến đổi khí hậu, an ninh, quốc phòng... Trong khi đó, theo quy định của Luật Đầu tư công, dự án đầu tư công sử dụng vốn đầu tư công và phải thuộc kế hoạch trung hạn được cấp thẩm quyền giao, kế hoạch đầu tư công được lập theo giai đoạn trung hạn 5 năm.
Vì vậy trường hợp phát sinh dự án mới, bộ, cơ quan Trung ương, địa phương phải thực hiện quy trình báo cáo cấp thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung danh mục đầu tư qua nhiều cấp, nhiều khâu thẩm định và mất nhiều thời gian từ (1-2 năm) không triển khai ngay được mà phải chờ bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn và triển khai các thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt dự án mới giao được kế hoạch năm để thực hiện đấu thầu, lựa chọn nhà thầu mới và giải ngân được. Như vậy, tình trạng “vốn chờ dự án” là rất phổ biến và chưa có biện pháp khắc phục. Tại dự thảo sửa Luật NSNN, Bộ Tài chính đề xuất quy định rõ về nội dung này để tháo gỡ vướng mắc trong triển khai các dự án đầu tư công.
Tin liên quan
Bổ sung điều kiện được miễn thuế trong dự thảo Luật Thuế TNDN sửa đổi
08:15 | 11/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Nền tài chính vững mạnh là bệ đỡ phát triển đất nước
08:32 | 09/09/2024 Tài chính
Thu ngân sách nhà nước đạt gần 70% dự toán
10:48 | 06/08/2024 Tài chính
Trình tự thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu khi hệ thống gặp sự cố
14:58 | 06/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Những khoảng trống pháp lý trong xử phạt vi phạm hành chính định hướng xây dựng môi trường hải quan số
13:40 | 06/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Thực hiện Khung SAFE tại Việt Nam. Bài 1: Đánh giá qua lăng kính chuẩn mực quốc tế
13:15 | 06/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Quy trình trình tự thực hiện thủ tục khi Hệ thống VNACCS/VCIS gặp sự cố
09:25 | 06/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan cần chuyển mình theo thương mại điện tử xuyên biên giới
08:15 | 06/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sửa đổi quy định biện pháp cưỡng chế trong quản lý thuế
15:43 | 05/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hoàn thiện chính sách thuế đối với hàng hóa giao dịch qua thương mại điện tử
08:38 | 05/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất tiếp tục giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025
16:41 | 04/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tài sản của người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được miễn thuế?
19:45 | 03/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chính phủ điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng
12:52 | 02/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Phát triển thương mại biên giới cần đồng bộ chính sách
14:17 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Một luật sửa 7 luật tài chính: Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế
08:00 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đối tác EU không còn "nhân nhượng", Việt Nam phải thích ứng từ chính sách ESG
17:56 | 31/10/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Căn hộ nội đô Hanoi Melody Residences: 3 giá trị sống tạo hấp lực với khách mua
Gần 8,7 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng 10/2024
Áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với 11 doanh nghiệp nợ thuế
Kho bạc Nhà nước đảm bảo kiểm soát chi ngân sách đến cuối năm 2024
Nestlé Việt Nam được vinh danh là “Nhà quảng cáo của năm”
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK