Nới thêm room - ưu tiên các ngân hàng có thanh khoản cao và giảm lãi suất
Ngân hàng Nhà nước quyết định nới room tín dụng năm 2022 thêm 1,5-2% | |
Nghiên cứu nới room tín dụng, thanh khoản sẽ bớt căng? |
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú. |
Xin ông cho biết việc phân bổ room tín dụng tăng thêm này sẽ được thực hiện như thế nào?
Đến thời điềm này, tình hình kinh tế thế giới, đặc biệt là những tác động đến kinh tế Việt Nam đã dịu bớt, một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô đã cho thấy những dấu hiệu rất tích cực. Chính vì thế, NHNN đã xem xét và quyết định nới thêm hạn mức tín dụng cho các ngân hàng thương mại để tạo dư địa hỗ trợ cho các doanh nghiệp, dự án, chương trình, lĩnh vực cần thiết hiện nay.
Theo tính toán, với mức nới room thêm 1,5-2% là tương đương với 240 nghìn tỷ đồng được cung ứng thêm cho nền kinh tế. Đến thời điểm hiện nay, tăng trưởng tín dụng vào khoảng 12,2%. Như vậy, với tổng mức tăng trưởng tín dụng theo chỉ tiêu cũ là 14% thì vẫn còn 1,8%, cộng thêm gần 2% tăng thêm thì sẽ có khoảng 3,8% room tín dụng cho thời gian cuối năm kể cả qua Tết âm lịch.
Tuy nhiên, việc phân bổ tín dụng được khuyến khích dành cho những ngân hàng thương mại có khả năng thanh khoản dồi dào và thực hiện chính sách giảm lãi suất cho vay. Một số ngân hàng không hẳn đã hết dư địa tín dụng bởi dư địa tín dụng của năm 2022 đã được phân bố chung cho cả nước là 14%, nhưng một số ngân hàng thương mại vẫn còn dư địa. Ví dụ như Agribank dư địa tín dụng còn khá dồi dào nên những ngân hàng đó không cần thiết phải nới room thêm trong lần này, hoặc một ngân hàng đang tăng lãi suất ở mức cao thì NHNN thấy rằng cũng cần phải hạn chế tăng trưởng tín dụng…
Chính vì thế, việc phân bổ tín dụng lần này có thể được xem là một trong những chính sách khuyến khích các ngân hàng thương mại tập trung huy động vốn và giảm lãi suất, tạo điều kiện rất thuận lợi, tích cực kể cả về nguồn vốn, lãi suất cho doanh nghiệp. Nhưng bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại cũng phải cố gắng tiết giảm chi phí hoạt động, thêm điều kiện giảm lãi suất cho vay.
NHNN sẽ có những biện pháp kiểm soát dòng tín dụng từ việc nới room ra sao để không đổ vào những lĩnh vực rủi ro, thưa ông?
Dư địa tín dụng còn lại khá lớn, nên điều quan trọng là các ngân hàng thương mại phải chủ động tích cực huy động các nguồn vốn nhàn rỗi để tạo nguồn cho vay. NHNN cũng tiếp tục theo dõi việc hướng dòng tiền sử dụng room tín dụng này. Đồng thời, NHNN sẵn sàng tạo điều kiện, các nguồn lực vốn dài hạn cho các ngân hàng thương mại cung ứng vốn ổn định, đảm bảo nhu cầu của nền kinh tế.
NHNN đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại là phải tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp phụ trợ…, các động lực tăng trưởng theo đúng chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh đó, thời gian qua, Thủ tướng và Chính phủ cũng đã chỉ đạo quan tâm hơn đến lĩnh vực bất động sản, đặc biệt là giúp người dân có tiền mua nhà ở xã hội, cũng như nhà ở phục vụ thực sự cho đời sống của người dân. Từ trước đến nay, NHNN luôn coi đây là một trong những lĩnh vực quan tâm và vẫn chỉ đạo các ngân hàng thương mại tạo điều kiện cho lĩnh vực mua nhà ở xã hội được khơi thông, nên việc quản lý dòng tiền cho lĩnh vực này là rất cần thiết.
Thời gian qua, nhiều ngân hàng thương mại đã chủ động giảm lãi suất cho vay với mức khá lớn, xin ông cho biết, NHNN có chỉ đạo như thế nào để việc giảm lãi suất này được lan tỏa nhiều hơn trong hệ thống?
NHNN đã giao Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tiếp tục kêu gọi, vận động các ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay, tất nhiên là phải tùy vào mức độ, khả năng cũng như năng lực tài chính của mỗi tổ chức tín dụng, nhưng tinh thần chung là các ngân hàng thương mại nên tiếp tục sẻ chia với doanh nghiệp như trong đợt đại dịch Covid-19 vừa qua.
Nhưng bên cạnh nỗ lực từ các tổ chức tín dụng, điều kiện kinh tế vĩ mô cũng phải cho phép để các ngân hàng có thể giảm lãi suất, không chỉ đảm bảo hỗ trợ doanh nghiệp mà phải đảm bảo khả năng thanh khoản cũng như đảm bảo an toàn cho mỗi ngân hàng, cũng như toàn hệ thống. Tất cả cơ chế chính sách hiện nay của NHNN đặt ra xuất phát từ mục tiêu cuối cùng là làm thế nào để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế một cách bền vững và tiếp tục quán xuyến thực hiện tốt mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
18:29 | 08/11/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh “tiếp sức” doanh nghiệp công nghiệp và logistics
16:41 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
20:17 | 07/11/2024 Kinh tế
Ngành Thuế thu ngân sách tăng 16%
10:55 | 08/11/2024 Thuế - Kho bạc
Thích ứng chính sách và tăng tốc chuyển đổi số trong quản lý thuế, hải quan
20:39 | 07/11/2024 Tài chính
Không để thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá bất hợp lý
15:38 | 07/11/2024 Tài chính
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính: Sẽ tăng cường phân cấp quản lý ngân sách
15:14 | 07/11/2024 Tài chính
Chưa ghi nhận phản ánh về chậm bồi thường bảo hiểm cho thiệt hại do bão số 3
19:50 | 06/11/2024 Tài chính
Kho bạc Nhà nước đảm bảo kiểm soát chi ngân sách đến cuối năm 2024
15:15 | 06/11/2024 Thuế - Kho bạc
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8% so với cùng kỳ
12:01 | 06/11/2024 Tài chính
Điều chỉnh chính sách để thích ứng trước tác động hai chiều của các FTA
08:13 | 06/11/2024 Tài chính
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
20:28 | 05/11/2024 Thuế - Kho bạc
Việt Nam cam kết thực hiện các tiêu chuẩn về minh bạch thuế quốc tế
16:11 | 05/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Tài chính vượt thu 4 năm nhờ thay đổi toàn diện phương thức thu
16:09 | 05/11/2024 Tài chính
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
16:06 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
21:13 | 04/11/2024 Chứng khoán
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
Bắt thêm 2 đối tượng trong đường dây lập 300 doanh nghiệp "ma" chuyển trái phép tiền tệ
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK