Nhà đầu tư nước ngoài có được đầu tư kinh doanh xăng dầu như thế nào?
Giá xăng đồng loạt tăng, cao nhất trên 19.000 đồng/lít | |
Tăng cường quản lý thuế với hoạt động kinh doanh xăng dầu | |
Giá xăng dầu nhập khẩu giảm gần 2 triệu đồng 1 tấn |
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Vì sao chuyển nhượng cổ phần 35%?
Bộ Công Thương vừa có Tờ trình gửi Chính phủ về việc ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu. Tờ trình này được gửi Chính phủ vào ngày 29/3, ít ngày trước khi Chính phủ bước sang nhiệm kỳ mới.
Trong đó, Bộ này đã đưa ra giải thích khá chi tiết cho nội dung quy định “cho phép các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong nước nếu có hoạt động sản xuất có thể chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài nhưng không quá 35%”.
Đây là nội dung gây nhiều tranh cãi thời gian qua. Các Bộ: Công an, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính cho rằng đây là quy định mới, gây lo ngại về vấn đề an ninh năng lượng, tính pháp lý và lợi ích thực chất của việc mở cửa cho phép đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, theo Bộ Công Thương, quy định này mới đưa vào Nghị định nhưng thực tế đã được thực hiện nhiều năm nay đối với doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu có vốn nhà nước như Petrolimex (đã bán cho nhà đầu tư nước ngoài 20%), PVOil (35%), BSR (49%),... thông qua quá trình cổ phần hóa, huy động vốn đầu tư và đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua chủ trương trước khi thực hiện. Đến nay, các doanh nghiệp này vẫn đang kinh doanh, hoạt động bình thường.
“Việc đưa nội dung quy định này vào dự thảo còn là để thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ hồi tháng 3/2016 về phát hành tăng vốn cho cổ đông chiến lược của Petrolimex”, Bộ Công Thương giải thích thêm.
Ngoài ra, sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài góp phần cải thiện đáng kể công tác quản trị, giúp minh bạch hơn các báo cáo tài chính, qua đó nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh, đặc biệt là giúp cho giá trị các doanh nghiệp gia tăng thông qua giá trị cổ phiếu.
“Có thể thấy các nhà đầu tư nước ngoài cũng rất am hiểu và tuân thủ theo các quy định, pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. Tuy nhiên, do chưa có quy định chính thức và cụ thể về tỷ lệ nắm giữ cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài nên các doanh nghiệp trong nước cũng như cơ quan quản lý rất lúng túng khi thương thảo với họ về việc đầu tư, phát hành tăng vốn; đặc biệt là việc thiếu đồng nhất về tỷ lệ nắm giữ cổ phần của đối tượng này khi doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán”, Bộ Công Thương nêu rõ.
Doanh nghiệp hoàn toàn bị kiểm soát hoạt động
Bộ Công Thương cũng đề cập tới góc độ, trên thực tế, còn hàng nghìn doanh nghiệp khác đang tham gia kinh doanh xăng dầu, trong đó có nhiều công ty cổ phần hoạt động đa ngành đã niêm yết trên sàn chứng khoán cũng có nhu cầu thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Nhà đầu tư nước ngoài cũng quan tâm tới cổ phiếu của các công ty đó nhưng đều gặp khó khăn vì thiếu quy định rõ ràng, cụ thể. Do đó, quy định này là phù hợp với thực tế đã phát sinh và nhu cầu phát triển của ngành xăng dầu.
“Việc quy định giới hạn chuyển nhượng cổ phần ở mức 35% vừa giải quyết được vấn đề thu hút vốn, công nghệ, kỹ năng quản trị doanh nghiệp song vẫn hạn chế được mức độ can thiệp của nhà đầu tư nước ngoài vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước”, Bộ Công Thương lý giải về con số 35%.
Đáng chú ý, Bộ Công Thương nhấn mạnh: "Việc đề xuất mở cửa thị trường xăng dầu xuất phát từ chính nhu cầu của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong nước, không phải nhu cầu từ doanh nghiệp nước ngoài. Hầu hết các nước trên thế giới và khu vực đã mở cửa thị trường xăng dầu như Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Nhật Bản,...”.
Lập luận rằng doanh nghiệp xăng dầu, dù thuộc thành phần kinh tế nào, khi kinh doanh tại thị trường Việt Nam cũng phải tuân thủ các điều kiện, quy định tại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan, Bộ Công Thương đánh giá, doanh nghiệp hoàn toàn bị kiểm soát hoạt động để bảo đảm quản lý về an ninh năng lượng, chất lượng, an toàn cháy nổ,...
Việc cho phép chuyển nhượng này là hoạt động đầu tư gián tiếp, chưa cho phép doanh nghiệp được trực tiếp thực hiện quyền phân phối xăng dầu tại Việt Nam. Việc thực hiện quyền phân phối xăng dầu tại Việt Nam chỉ được thực hiện khi doanh nghiệp nước ngoài thành lập chi nhánh tại Việt Nam và trực tiếp triển khai hoạt động phân phối.
Sau nhiều phân tích, lập luận, Bộ Công Thương cũng nêu rõ: Trường hợp Thủ tướng Chính phủ thấy nội dung "cho phép thương nhân kinh doanh xăng dầu nếu có hoạt động sản xuất được chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài không quá 35%" cần phải tiếp tục nghiên cứu, đánh giá thêm, Bộ này kiến nghị bỏ nội dung này ra khỏi dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 83/2014/NĐ-CP.
Khi Văn phòng Chính phủ lấy ý kiến thành viên Chính phủ về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu, có 24/25 ý kiến thống nhất thông qua. Có 1 ý kiến đề nghị chỉnh lý (không đồng ý với nội dung cho phép thương nhân kinh doanh xăng dầu được chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài nhưng không quá 35%). Ngoài ra, có 3 thành viên thông qua nhưng có thêm ý kiến góp ý đối với một số nội dung dự thảo Nghị định. |
Tin liên quan
Đề xuất tiếp tục giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025
16:41 | 04/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Giá xăng giảm, dầu tăng trong kỳ điều hành ngày 31/10
15:27 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kỳ điều hành ngày 24/10, giá xăng dầu tiếp tục giảm
15:20 | 24/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 59/63 địa phương
19:58 | 06/11/2024 Kinh tế
Sửa quy định về đầu tư PPP, BT: Tính toán đầy đủ để không thất thoát tài sản nhà nước
19:49 | 06/11/2024 Kinh tế
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?
15:12 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giải pháp thiết thực phát triển ngành nước và môi trường bền vững
13:57 | 06/11/2024 Kinh tế
Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?
12:04 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sử dụng các FTA hiệu quả giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào
10:40 | 06/11/2024 Kinh tế
Hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang thị trường Indonesia
10:39 | 06/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp đón cơ hội “vàng” xuất khẩu cá ngừ sang UAE
10:22 | 06/11/2024 Kinh tế
Ngành điện tử vượt thách thức để vào sâu chuỗi cung ứng toàn cầu
08:17 | 06/11/2024 Kinh tế
Chanh leo Việt Nam “rộng đường” sang Australia
08:00 | 06/11/2024 Kinh tế
Phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành xuất khẩu tỷ đô
07:45 | 06/11/2024 Kinh tế
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
20:23 | 05/11/2024 Kinh tế
Bầu cử Tổng thống Mỹ có tác động tới giá vàng và thị trường chứng khoán?
20:18 | 05/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 90 phát hành ngày 8/11/2024
Nâng mức xử phạt để bảo đảm tính răn đe trong kiểm toán độc lập
Ông Donald Trump trở lại và những dự báo
Công ty TNHH Thái Hà bị dừng làm thủ tục hải quan
Hàng hóa qua cảng Chu Lai lập đỉnh trong tháng 10/2024
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK