Khung pháp lý hoàn thiện cho kiểm toán nội bộ
Tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động kiểm toán nội bộ |
Kỳ vọng mạnh mẽ
Kiểm toán nội bộ được biết đến là một chức năng giám sát độc lập và tuyến phòng vệ thứ ba của doanh nghiệp. Chức năng này đưa ra những rà soát và đánh giá độc lập, khách quan về hoạt động kiểm soát, quản lý rủi ro và quản trị trong nội bộ tổ chức, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và tính minh bạch của tổ chức.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, tại Việt Nam, kiểm toán nội bộ mới được triển khai ở các doanh nghiệp quy mô lớn, có loại hình hoạt động phức tạp, nhiều rủi ro. Một số bộ và cơ quan ngang bộ đã triển khai thí điểm kiểm toán nội bộ trong một số dự án cụ thể. Tuy nhiên, kiểm toán nội bộ chưa được thực hiện một cách hệ thống và trong nhiều trường hợp, chức năng này chưa đảm bảo được nguyên tắc độc lập.
Trước khi Nghị định 05 ra đời, Việt Nam về cơ bản chưa có các văn bản quy phạm pháp luật bài bản về kiểm toán nội bộ mà chỉ có một số quy định tương đối rải rác tại nhiều văn bản khác nhau. Trước đó, cũng chỉ có một số ngành, lĩnh vực có quy định riêng về kiểm toán nội bộ như ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
Nghị định số 05 ra đời mang theo kỳ vọng sẽ thay đổi mạnh mẽ hoạt động kiểm toán nội bộ tại Việt Nam bằng việc đưa ra các quy định cụ thể về công tác kiểm toán nội bộ; nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của bộ phận kiểm toán nội bộ, người làm công tác kiểm toán nội bộ; trách nhiệm của các bên đối với kiểm toán nội bộ; quản lý Nhà nước về kiểm toán nội bộ. Đây được coi là khung pháp lý toàn diện đầu tiên về hoạt động kiểm toán nội bộ tại các đơn vị công, các công ty niêm yết, các doanh nghiệp có vốn sở hữu nhà nước hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con.
Từ khi được Bộ Tài chính bắt đầu xây dựng với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới cách đây hơn 2 năm cho đến nay, có thể khẳng định Nghị định 05 ra đời rất phù hợp với bối cảnh quản trị công ty đang được thúc đẩy mạnh ở Việt Nam. Cùng với Luật Chứng khoán đang được sửa đổi và bộ nguyên tắc quản trị công ty sẽ được ban hành, Nghị định 05 được coi là một bước tiến lớn về quản trị công ty, hướng tới mục tiêu đảm bảo lợi ích của các nhà đầu tư và tính minh bạch của thị trường, cũng như chuyển đổi mô hình quản trị công ty tiệm cận thông lệ quốc tế.
Không ít thách thức
Tuy “mang trên vai” nhiều kỳ vọng song Nghị định 05 cũng mang lại không ít thách thức. Theo ông Hoàng Hùng, Phó Tổng giám đốc Công ty PwC Việt Nam, nguyên tư vấn quốc tế hỗ trợ xây dựng Nghị định 05, các đối tượng thực hiện có 24 tháng kể từ ngày Nghị định có hiệu lực để hoàn thành các bước chuẩn bị cần thiết cho chức năng kiểm toán nội bộ. Đây không phải là một khoảng thời gian dài và các doanh nghiệp, tổ chức sẽ phải tăng tốc ngay từ bây giờ. Họ sẽ cần giải quyết nhiều vấn đề để có thể đáp ứng được kỳ vọng về một chức năng kiểm toán nội bộ hiệu quả theo thông lệ cũng như theo yêu cầu luật định. Đầu tiên, các doanh nghiệp, tổ chức cần nâng cao nhận thức về vai trò, chức năng của kiểm toán nội bộ cũng như cách thức tổ chức kiểm toán nội bộ hiệu quả trong nội bộ đơn vị mình, đặc biệt từ lãnh đạo cấp cao như hội đồng quản trị và ban điều hành. Nghị định 05 có đưa ra các yêu cầu đối với công tác kiểm toán nội bộ, nhưng việc xây dựng và vận hành bộ phận kiểm toán nội bộ cụ thể ra sao sẽ là một bài toán lớn mà các đối tượng thực hiện Nghị định sẽ cần giải quyết.
Bên cạnh đó, về cơ cấu báo cáo, theo thông lệ quốc tế, kiểm toán nội bộ báo cáo cho ủy ban kiểm toán - trực thuộc hội đồng quản trị. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam đang áp dụng mô hình quản trị công ty có ban kiểm soát và mới có một số chuyển đổi sang mô hình có ủy ban kiểm toán. Việc thành lập kiểm toán nội bộ sẽ đi cùng với câu hỏi về kênh báo cáo trách nhiệm giải trình cũng như cơ chế để có kênh báo cáo, định hướng, hỗ trợ và giám sát kiểm toán nội bộ đạt hiệu quả cao nhất.
Ngoài ra, về nguồn lực kiểm toán nội bộ, hiện tại số lượng nhân sự trên thị trường có các năng lực, kinh nghiệm và bằng cấp chuyên môn về kiểm toán nội bộ là rất hạn chế, khó có thể đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của các đối tượng thực hiện Nghị định. Để phần nào giải quyết vướng mắc này, Nghị định 05 cho phép các doanh nghiệp, tổ chức thuê ngoài dịch vụ kiểm toán nội bộ. Đồng thời, trên thực tiễn, trước mắt các kiểm toán viên và kế toán viên hành nghề cũng có thể chuyển đổi sang vai trò kiểm toán nội bộ thông qua đào tạo, nâng cao năng lực cần thiết một cách nhanh chóng.
Cuối cùng là thách thức về chuẩn mực. Hiện tại, chưa có quy định rõ ràng về chuẩn mực và thông lệ kiểm toán nội bộ nào được áp dụng. Trong thời gian tới sẽ cần những hướng dẫn cụ thể hơn để các đơn vị thực hiện có thể tuân thủ theo những chuẩn mực một cách nhất quán, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho chức năng kiểm toán nội bộ trong các đơn vị triển khai được hoạt động một cách hiệu quả nhất. Đồng thời, các cấp quản lý, các cơ quan quản lý và các nhà đầu tư cũng sẽ có được niềm tin vào kết quả và chất lượng của hoạt động kiểm toán nội bộ.
Ông Hùng đánh giá rằng: Với việc Nghị định 05 được ban hành, chắc chắn các doanh nghiệp, tổ chức sẽ đầu tư vào chức năng kiểm toán nội bộ một cách nghiêm túc hơn. Họ sẽ sớm nhận ra được những lợi ích lớn mà nó mang lại, trước hết là cho chính bản thân tổ chức của mình. Kiểm toán nội bộ có vai trò rà soát và đánh giá một cách độc lập đối với ba cấu phần quản trị chính là kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro và quản trị công ty. Qua đó, kiểm toán nội bộ có thể hỗ trợ đắc lực, giúp đạt được những mục tiêu hoạt động của các đơn vị với hiệu quả cao nhất.
Tin liên quan
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
08:49 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
21:13 | 04/11/2024 Chứng khoán
Thu ngân sách nhà nước năm 2024 sắp cán đích dự toán
15:49 | 04/11/2024 Tài chính
Sửa đổi quy định để công chức thuế chủ động, trách nhiệm hơn
08:42 | 04/11/2024 Tài chính
Đề xuất nhiều giải pháp nhằm rút ngắn thời gian hoàn thuế
17:24 | 03/11/2024 Tài chính
Sàn thương mại điện tử Temu đã đăng ký thuế tại Việt Nam
09:57 | 03/11/2024 Thuế - Kho bạc
Hiệu quả từ xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực Kho bạc Nhà nước
07:31 | 03/11/2024 Tài chính
Cuối tháng 10/2024, còn hơn 2% vốn đầu tư công chưa được phân bổ
12:51 | 02/11/2024 Tài chính
Hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng miễn giảm đúng đối tượng
09:31 | 02/11/2024 Hải quan
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
Tăng tính chủ động, phân quyền mạnh hơn khi sửa đổi 7 luật về tài chính
08:57 | 01/11/2024 Tài chính
Kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an toàn nợ công quốc gia năm 2024
07:52 | 01/11/2024 Tài chính
Còn áp lực lên mặt bằng giá, phấn đấu CPI bình quân không vượt quá 4%
21:37 | 30/10/2024 Tài chính
Chuyển quyền cho Chính phủ miễn, giảm, xử lý tiền phạt chậm nộp thuế là phù hợp
20:41 | 29/10/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan chủ trì phá 98 vụ án ma túy
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK