Hướng tới Kho bạc số “không tiền mặt"
Trụ sở KBNN ngày nay đã vắng bóng khách hàng. Ảnh Thuỳ Linh |
Nhớ những ngày gian nan đi lĩnh tiền ngân sách
Khác với hình ảnh đông đúc như những năm trước đây, hiện nay, các quầy giao dịch tại KBNN trên khắp cả nước luôn trong tình trạng khá vắng vẻ ngay cả thời điểm cuối năm khi việc thu chi ngân sách bước vào cao điểm. Các giao dịch tại quầy không còn gắn với hình ảnh lượng tiền mặt đồ sộ chất quanh nhân viên giao dịch mà phần lớn các vấn đề phát sinh đã được giải quyết trong quá trình thực hiện với các đơn vị thu chi ngân sách.
Nghĩ lại câu chuyện của hơn 20 năm về trước khi tất cả quy trình đều thực hiện thủ công mới thấy được sự vất vả của đội ngũ cán bộ công chức Kho bạc và các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước. Có lần, trong một chuyến công tác tại Lào Cai, chúng tôi được bác Hà Văn Được, một "cựu" kế toán xã nay đã về hưu chia sẻ lại câu chuyện đến Kho bạc "ôm" tiền về của mình. Bác kể, hồi đó, Lào Cai còn rất hoang sơ, rừng núi hiểm trở, đi lại cực kì khó khăn. Xã của bác là một xã nghèo, cách trung tâm hơn 50 km, phải băng đèo lội suối. Vì vậy, mỗi lần phải ra KBNN lĩnh tiền cho đơn vị đều là một thách thức đối với bác. Có một lần, bác nhận lệnh của đơn vị đến KBNN lĩnh số tiền lên tới 40 triệu đồng - một con số không hề nhỏ so với thời đó. Ôm bọc tiền về trên con đường dốc núi hiểm trở, trời tối xẩm, không may bác Được bị trượt chân ngã lăn trên sườn núi và ngất đi. Đến khi tỉnh dậy đã thấy mình nằm trong lán trại của một nhóm công nhân người dân tộc đang làm việc tại công trường gần đó. May mắn bọc tiền được gói ghém kĩ càng trong chiếc ba lô cũ kĩ vẫn còn nguyên. Kể với chúng tôi, bác Được vẫn không giấu nổi cảm xúc, nếu như hôm đó bọc tiền bị rơi mất hoặc trong nhóm người kia có người có ý đồ xấu lục túi đồ của bác và lấy đi thì không biết bao nhiêu năm công tác của bác mới có thể đền bù được thiệt hại cho đơn vị.
Từ câu chuyện đó để thấy được ý nghĩa của việc giao dịch không dùng tiền mặt qua KBNN, nhất là khi có những giao dịch lên tới vài trăm triệu đồng hoặc vài tỷ đồng.
Về phía KBNN, nếu như trước đây, việc giao dịch hồ sơ trực tiếp trải qua nhiều công đoạn thủ công như: công chức KB phải trực tiếp giao tiếp với khách hàng, lập phiếu giao nhận hồ sơ, kiểm tra số liệu bằng số, bằng chữ, ký tên… lên nhiều hồ sơ chứng từ, rồi nhập liệu thủ công lên hệ thống khiến mất rất nhiều thời gian, có nguy cơ thất lạc hồ sơ chứng từ và dễ phát sinh tiêu cực. Bên cạnh đó, quy trình giao dịch chi tiền mặt cũng rất phức tạp. Phía Kho bạc phải bố trí đội ngũ kiểm ngân, lái xe, lực lượng bảo vệ… trong quá trình nhận tiền mặt từ Ngân hàng Nhà nước, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện hồ sơ chứng từ. Đặc biệt, trong những ngày cuối năm, việc thu chi tiền mặt thường tăng cao, gây áp lực trong xử lý công việc cho cán bộ công chức Kho bạc.
Tiếp tục hướng tới Kho bạc "không tiền mặt"
Thực hiện chủ trương của Chính phủ về đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, trong những năm qua, KBNN đã tích cực cải cách cơ chế chính sách, triển khai nhiều dự án hiện đại hóa trong công tác quản lý thu, chi ngân sách qua KBNN theo hướng đơn giản, công khai, minh bạch về quy trình, thủ tục; hiện đại về công nghệ; đảm bảo quản lý chặt chẽ tiền, tài sản Nhà nước. Những cải cách đó cũng nhằm hướng đến mục tiêu của Chiến lược phát triển KBNN là xây dựng Kho bạc điện tử, tiến tới Kho bạc số với 3 không: “Không khách hàng tại trụ sở”, “Không giấy tờ” và đặc biệt là "Không tiền mặt".
Theo thống kê của KBNN, đến nay, 99% số thu ngân sách nhà nước qua KBNN được thực hiện theo phương thức điện tử. Để có kết quả này, KBNN đã phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng và triển khai Chương trình quản lý thu ngân sách nhà nước để kết nối, trao đổi, thống nhất thông tin, dữ liệu điện tử về thuế, phí, lệ phí giữa KBNN, cơ quan Thuế, Hải quan và các ngân hàng thương mại nơi KBNN mở tài khoản và phối hợp thu. Mặt khác, KBNN đã phối hợp với các cơ quan trong việc phát triển và đa dạng hoá các phương thức thu ngân sách nhà nước hiện đại bên cạnh phương thức truyền thống là nộp tiền mặt và chuyển khoản tại trụ sở ngân hàng, như: thu ngân sách nhà nước qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công của cơ quan thu, qua ATM, Internet banking, Mobile banking, qua các điểm chấp nhận thẻ POS của ngân hàng thương mại…
Cùng với đó, hiện nay, hệ thống dịch vụ công trực tuyến KBNN đã tiếp nhận chứng từ 24/7 với 100% các đơn vị sử dụng ngân sách tham gia. Việc triển khai thành công dịch vụ công trực tuyến đến tất cả các đơn vị sử dụng ngân sách (trừ khối an ninh, quốc phòng) và tích hợp 7 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 lên Cổng Dịch vụ công quốc gia của KBNN đã giúp cho lượng giao dịch chi ngân sách nhà nước qua dịch vụ công trực tuyến đạt 98% so với lượng chứng từ chi ngân sách nhà nước qua KBNN.
Tuy nhiên, việc triển khai công tác thanh toán không dùng tiền mặt còn một số vướng mắc như: hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc thanh toán cá nhân qua tài khoản của các ngân hàng thương mại hầu hết chỉ đáp ứng nhu cầu tại trung tâm các thành phố, thị xã, thị trấn mà chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng tại địa bàn các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa; hệ thống máy ATM đôi khi bị mất điện, lỗi kỹ thuật, tạm ngừng giao dịch…
Trước thực tế này, thời gian tới, KBNN đang tập trung hoàn thiện cơ sở pháp lý nhằm giảm hạn mức chi bằng tiền mặt trong một lần giao dịch tại KBNN của các đơn vị sử dụng ngân sách; quy định về việc các đơn vị sử dụng ngân sách rút tiền mặt từ tài khoản mở tại ngân hàng thương mại - nơi đơn vị thuận tiện giao dịch... KBNN cũng sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới tài khoản chuyên thu của KBNN tại các ngân hàng thương mại cổ phần; đồng thời, phối hợp với các ngân hàng thương mại, đơn vị cung ứng dịch vụ thanh toán phát triển các hình thức thu hiện đại qua QR code, Mobile- money, ví điện tử…
Tin liên quan
Hiệu quả từ xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực Kho bạc Nhà nước
07:31 | 03/11/2024 Tài chính
Quy định rõ thực hiện thanh toán song phương tập trung của KBNN tại ngân hàng
14:16 | 24/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Kho bạc Nhà nước Tuyên Quang tích cực thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt
08:03 | 19/10/2024 Tài chính
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
20:28 | 05/11/2024 Thuế - Kho bạc
Việt Nam cam kết thực hiện các tiêu chuẩn về minh bạch thuế quốc tế
16:11 | 05/11/2024 Thuế - Kho bạc
Sàn thương mại điện tử Temu đã đăng ký thuế tại Việt Nam
09:57 | 03/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ông Vũ Mạnh Cường được bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế
14:51 | 21/10/2024 Thuế - Kho bạc
Đấu thầu 128.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong quý 4/2024
15:32 | 16/10/2024 Thuế - Kho bạc
KBNN Ninh Thuận hoàn thành công tác lập Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh
14:22 | 16/10/2024 Thuế - Kho bạc
Cần phương thức quản lý thuế thúc đẩy hộ kinh doanh phát triển
20:34 | 08/10/2024 Thuế - Kho bạc
Thu nợ thuế đạt 56.092 tỷ đồng
14:27 | 08/10/2024 Thuế - Kho bạc
Sàn thương mại điện tử hoàn toàn có thể kê khai, nộp thuế thay người kinh doanh trên sàn
08:28 | 28/09/2024 Thuế - Kho bạc
Thu ngân sách 3 quý năm 2024 đạt khoảng 85% dự toán
22:34 | 27/09/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ Tài chính phản hồi thông tin về đề xuất đánh thuế bất động sản
21:52 | 27/09/2024 Thuế - Kho bạc
7 giải pháp trọng tâm để quản lý thuế thương mại điện tử
14:44 | 24/09/2024 Thuế - Kho bạc
Miễn giảm, gia hạn nhiều loại thuế, phí cho người dân, doanh nghiệp sau bão số 3
16:53 | 16/09/2024 Thuế - Kho bạc
Tin mới
Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan cần chuyển mình theo thương mại điện tử xuyên biên giới
Điều chỉnh chính sách để thích ứng trước tác động hai chiều của các FTA
Tháo gỡ điểm nghẽn
Chanh leo Việt Nam “rộng đường” sang Australia
Phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành xuất khẩu tỷ đô
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK