Háo hức ngóng chờ thị trường tín chỉ carbon
"Nắn" dòng tín dụng đúng địa chỉ | |
Xây dựng Đề án thành lập thị trường carbon | |
Vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon kể từ năm 2025 |
Sokfarm đang ấp ủ kỳ vọng xây dựng và bán thành công tín chỉ cacbon cho cây dừa để mang lại giá trị cao hơn cho loại cây này. Ảnh: TL |
Doanh nghiệp trông đợi
Với việc đạt 100 điểm tuyệt đối theo mô hình canh tác lúa bền vững SRP, Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời hiện là DN đầu tiên tạo được chứng chỉ carbon cho cây lúa tại Việt Nam. Ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Lộc Trời cho biết, hiện Lộc Trời đang trong quá trình thương thuyết để có thể bán tín chỉ carbon với mức giá tốt. “Lợi nhuận thu được từ việc bán tín chỉ carbon sẽ được chia sẻ lại cho nông dân. Do đó, Lộc Trời chấp nhận chậm một chút để có được mức giá tốt hơn, mang lại giá trị cao hơn cho người nông dân” – ông Huỳnh Văn Thòn chia sẻ.
Ông Thòn cũng cho biết, do Việt Nam chưa có thị trường tín chỉ carbon, nên các đơn vị muốn bán sản phẩm này đều phải “vừa đi, vừa xếp hàng, vừa ném đá dò đường”. Do đó, ông Thòn rất mong chờ trong năm 2023 Việt Nam sẽ có thị trường tín chỉ carbon để các giao dịch mua bán trở nên thuận lợi hơn.
Không chỉ những DN lớn như Lộc Trời, nhiều DN nhỏ, mới thành lập cũng rất quan tâm tới thị trường tín chỉ carbon. Điển hình như Công ty TNHH Trà Vinh Farm (Sokfarm) - một DN chỉ mới đi vào hoạt động được hơn 3 năm, cũng đang tích cực tìm hiểu các điều kiện, thủ tục để xây dựng tín chỉ carbon cho cây dừa. Cụ thể, Sokfarm đã liên lạc với một số tổ chức nước ngoài trong việc đào tạo về chứng nhận chỉ số carbon. Cùng với đó, DN cũng đã trao đổi với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam để tìm hiểu về các quy định chính sách cho vấn đề này.
Chàng trai trẻ Phạm Đình Ngãi, CEO đồng thời là người sáng lập của Sokfarm cho biết, tại Việt Nam hiện có hơn 200.000 ha trồng dừa, đứng thứ 6 trên thế giới. Do biến đổi khí hậu, nhiều diện tích trồng các loại cây có múi như bưởi, cam, sầu riêng đang được chuyển sang trồng dừa, khiến cho diện tích này đăng tăng lên mỗi năm. Vì vậy, việc xây dựng được tín chỉ cacbon và bán ra thị trường sẽ giúp người nông dân có thêm giá trị kinh tế, cải thiện sinh kế trước những tác động của biến đổi khí hậu.
Bà Vũ Kim Hạnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ DN (BSA) cũng cho biết, rất nhiều DN đã liên hệ với trung tâm để hỏi về việc xây dựng tín chỉ carbon cũng như cách thức tham gia vào thị trường này. Theo đó, bà Hạnh cho biết, trong lúc thị trường tín chỉ cacbon của Việt Nam vẫn chưa hình thành, tỉnh Quảng Nam đã bán được tín chỉ cacbon thông qua việc trồng rừng cho 1 tổ chức quốc tế với số tiền giải ngân ước khoảng 5-7 triệu USD. Hiện Ngân hàng thế giới (WB) là một trong những tổ chức đang thực hiện mua tín chỉ cacbon. Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong quý 4/2022, WB sẽ giải ngân khoảng 51 triệu USD để mua tín chỉ cacbon tại Việt Nam. Số tiền này có được là từ nguồn đóng góp của các nước có lượng phát thải lớn.
Tuy nhiên, những trường hợp như tỉnh Quảng Ngãi, hay Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời vẫn chỉ là những câu chuyện thử nghiệm. Do đó, các đơn vị, DN đều mong Việt Nam sớm xây dựng và vận hành thị trường tín chỉ carbon để tạo cơ sở cho việc xây dựng và mua bán được diễn ra thuận lợi.
Tích cực triển khai
Thị trường tín chỉ cacbon đóng vai trò thiết yếu trong việc đẩy nhanh tiến độ hiện thực hoá mục tiêu cân bằng phát thải. Theo đó, nhiều nước đang tích cực triển khai xây dựng và vận hành thị trường này. Cụ thể, vào tháng 7, Sở Giao dịch Hồng Kông (HKEX) - Trung Quốc đã công bố Hội đồng Thị trường carbon Quốc tế Hồng Kông nhằm phát triển Hồng Kông trở thành một thị trường cacbon quốc tế và là một trung tâm của châu Á. Sở Giao dịch chứng khoán của Malaysia cũng có ý định khởi động thị trường carbon tự nguyện vào cuối năm nay trong khi Sở giao dịch Singapore đã giúp thiết lập nền tảng giao dịch mới mang tên Climate Impact X. Tại Trung Đông, quỹ đầu tư quốc gia của Saudi Arabia, Quỹ đầu tư công và sàn giao dịch chứng khoán Saudi, Tadawul, có kế hoạch thiết lập một sàn giao dịch tự nguyện ở Riyadh đối với tín chỉ carbon trong khu vực.
Trong khi đó, tại Việt Nam để tạo lập khung khổ pháp lý cho sự vận hành thị trường tín chỉ carbon, Chính phủ đã ban hành Nghị định 06/2022/NĐ-CP về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon. Đây được đánh giá là bước đi đáng ghi nhận của Việt Nam.
Theo lộ trình đề ra trong Nghị định 06/2022/NĐ-CP, sàn giao dịch tín chỉ carbon sẽ được thành lập và tổ chức vận hành thí điểm kể từ năm 2025, sau đó sẽ tổ chức vận hành chính thức trong năm 2028. Bộ Tài chính là đơn vị được giao chủ trì xây dựng, thành lập sàn giao dịch tín chỉ cacbon và ban hành cơ chế quản lý tài chính cho hoạt động của thị trường carbon. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ liên quan tổ chức vận hành thí điểm và vận hành chính thức sàn giao dịch tín chỉ cacbon phục vụ quản lý và theo dõi, giám sát thị trường carbon; quy định các hoạt động kết nối sàn giao dịch tín chỉ carbon trong nước với thị trường khu vực và thế giới…
Hiện Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên Môi trường đang tích cực triển khai các công việc cần thiết để sớm xây dựng được thị trường tín chỉ cacbon tại Việt Nam. PGS.TS Nguyễn Hồng Quân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế tuần hoàn, Đại học Quốc gia TPHCM cho biết, hiện Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế tuần hoàn cũng đang phối hợp với một số tổ chức quốc tế để nghiên cứu và đưa ra đề xuất cho vấn đề này. “Các bên đều đang rất nỗ lực để trong 1-2 năm tới sẽ có nghiên cứu chuyên sâu hơn để phối hợp cùng các bộ ngành đưa ra hướng dẫn cụ thể cho các DN và địa phương” – PGS.TS Nguyễn Hồng Quân cho biết.
Việc xây dựng và đưa vào vận hành thị trường carbon được kỳ vọng sẽ giúp tăng cường giảm phát thải khí nhà kính, thúc đẩy phát triển công nghệ phát thải thấp và góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của DN.
Tín chỉ carbon là một thuật ngữ chung cho tín chỉ có thể kinh doanh hoặc giấy phép đại diện cho một tấn carbon dioxide (CO2) hoặc khối lượng của một tấn khí nhà kính khác tương đương với một tấn CO2. Trên thị trường, việc mua bán carbon hay còn gọi là mua bán sự phát thải khí CO2, được thực hiện thông qua tín chỉ.
|
Tin liên quan
Một doanh nghiệp chào bán hơn 1 tấn khô bò “bốn không”
11:27 | 08/11/2024 An ninh XNK
Doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam mở rộng cơ hội phát triển bền vững ngành nước
11:28 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bền vững cho bất động sản
07:26 | 08/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
18:29 | 08/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
13:58 | 08/11/2024 Kinh tế
Giải bài toán về giá và cung cầu vàng trong nước
08:27 | 08/11/2024 Kinh tế
Đổi mới tư duy quản lý thị trường vàng
07:25 | 08/11/2024 Kinh tế
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
20:17 | 07/11/2024 Kinh tế
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 59/63 địa phương
19:58 | 06/11/2024 Kinh tế
Sửa quy định về đầu tư PPP, BT: Tính toán đầy đủ để không thất thoát tài sản nhà nước
19:49 | 06/11/2024 Kinh tế
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?
15:12 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giải pháp thiết thực phát triển ngành nước và môi trường bền vững
13:57 | 06/11/2024 Kinh tế
Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?
12:04 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sử dụng các FTA hiệu quả giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào
10:40 | 06/11/2024 Kinh tế
Hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang thị trường Indonesia
10:39 | 06/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp đón cơ hội “vàng” xuất khẩu cá ngừ sang UAE
10:22 | 06/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
Bắt thêm 2 đối tượng trong đường dây lập 300 doanh nghiệp "ma" chuyển trái phép tiền tệ
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK