Để logistics trở thành đòn bẩy cho xuất khẩu nông sản
Xây dựng thương hiệu nông sản trong hệ sinh thái chế biến để xuất khẩu Gia tăng công nghệ trong chế biến cho nông sản xuất khẩu Hải quan tạo thuận lợi tối đa cho xuất khẩu nông sản |
Hạ tầng cơ cở sản xuất, chế biến, bảo quản yếu khiến tỷ lệ hao hụt của nông sản Việt ở mức cao. Ảnh: N.H |
Chật vật đủ đường
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNN), dù là nước xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn với nhiều mặt hàng xuất khẩu đứng hàng đầu thế giới, song quy mô sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, sản xuất theo chuỗi liên kết còn hạn chế, hao hụt thất thoát sau thu hoạch còn cao, công nghiệp bảo quản chế biến chưa hiện đại dẫn đến hiệu quả kinh doanh, khả năng cạnh tranh nông sản chưa cao, tình trạng được mùa mất giá còn xảy ra. Một trong những nguyên nhân quan trọng của những tồn tại này là các dịch vụ hỗ trợ cho kinh doanh nông sản, đặc biệt là dịch vụ logistics còn hạn chế.
Theo thống kê của VLA, chi phí logistics so sánh với tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Việt Nam đang ở mức 16,8%, so với bình quân thế giới là 10,7%. Tính riêng trong khu vực ASEAN, chi phí logistics Việt Nam cao hơn các nước Singapore (đang ở mức 8,5%), Malaysia (13%) và Thái Lan (15,5%). |
Là chủ một DN xuất khẩu trái cây lớn, ông Nguyễn Đình Tùng, Giám đốc Công ty Vina T&T Vina chỉ ra rằng, dù là vựa nông sản hàng đầu của cả nước, nhưng dịch vụ logistics của nhiều địa phương tại Đồng bằng sông Cửu Long vẫn chưa phát triển. Cụ thể, các phương tiện vận tải lớn không thể vào tận vùng nguyên liệu để thu mua. Do đó, DN phải sử dụng nhiều phương tiện trung gian như xuồng, ghe, xe máy, xe ba gác, xe tải loại nhỏ… để đưa nông sản về nhà máy sơ chế, đóng gói.
Ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) cũng nhận định hạ tầng cơ cở sản xuất, chế biến, bảo quản tại Việt Nam còn yếu khiến tỷ lệ hao hụt ở mức cao, lên tới 30-35%.
Báo cáo của Bộ NN&PTNN cũng cho thấy, các dịch vụ như sơ chế đóng gói tại vùng sản xuất tập trung chưa có hoặc chưa đáp ứng yêu cầu, nông dân phải chở sang các nơi khác sơ chế đóng gói nên chi phí lớn. Ví dụ tại một số tỉnh Tây Nguyên, các DN đang phải thuê, xây dựng kho bãi tại các tỉnh, thành như Đồng Nai, TPHCM… để tập kết hàng hóa, dẫn đến giá thành sản phẩm cao, khó cạnh tranh. Với các DN chế biến, hiện các hệ thống kho nằm rải rác ở các nơi. Tại các khu công nghiệp nhà máy bảo quản, lưu kho không đủ công suất. Đặc biệt, ngành nông nghiệp còn đang thiếu các trung tâm kiểm định, chiếu xạ có đủ điều kiện và được cấp chứng chỉ hành nghề tại các vùng nông nghiệp trọng điểm. Hiện nay, Việt Nam mới chỉ có hai đơn vị chiếu xạ, một ở miền Nam và một ở miền Bắc.
Không chỉ bất cập trong các khâu logistics nội địa mà khi lên đường xuất khẩu, hàng nông sản Việt Nam cũng phải chịu sức ép cao hơn so với nhiều nước. Bà Nguyễn Tú Uyên, Giám đốc Công ty Logistics CMU cho biết, dù có chất lượng không hề thua kém, song nông sản Việt Nam gặp thách thức về chi phí vận chuyển so với đối thủ cạnh tranh trong khu vực là Thái Lan, bởi nước này có lợi thế về nhiều chuyến bay đến Mỹ, châu Âu, Úc, Trung Đông… tần suất đều mỗi ngày. Đối với đường biển, các hãng tàu ở Thái Lan có 70 điểm đến ở châu Á, Ấn Độ, Trung Đông. Theo đó, giá cước vận tải của Thái Lan đi đến các thị trường quốc tế thấp hơn so với Hà Nội, TPHCM từ 1 – 1,2 USD/kg.
Tương tự, theo thống kê từ Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), chi phí logistics so sánh với tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Việt Nam đang ở mức 16,8%, so với bình quân thế giới là 10,7%. Tính riêng trong khu vực ASEAN, chi phí logistics Việt Nam cao hơn các nước Singapore (đang ở mức 8,5%), Malaysia (13%) và Thái Lan (15,5%). Theo VLA, chi phí logistics ở Việt Nam cao là do phụ thuộc lớn vào các hãng vận chuyển nước ngoài khiến nông sản Việt Nam xuất khẩu dù có nhiều lợi thế nhưng không cạnh tranh lại với các nước, đặc biệt là Thái Lan.
Biến bất cập thành đòn bẩy
Bà Lê Thị Thanh Thảo, đại diện quốc gia Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) tại Việt Nam đánh giá, nông sản là mặt hàng đòi hỏi sự quản lý, kiểm soát chặt chẽ chất lượng hơn các hàng hóa tiêu dùng thông thường khác. Do đó, vai trò của các DN xuất khẩu phải được kết nối chặt chẽ hơn với hệ thống logistics, bởi đây không chỉ là cầu nối, mà còn được xem như đòn bẩy để thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam.
Theo Bộ NN&PTNN, chuỗi cung ứng nông sản liên quan nhiều khâu, nông sản mang tính thời vụ và theo mùa, nhiều mặt hàng nông sản cần đảm bảo tươi sống, dễ hư hỏng, dễ nhiễm khuẩn và chỉ có giá trị trong một thời hạn ngắn. Nhiều nông sản cần bảo quản ở nhiệt độ thấp, nhiệt độ cho các mặt hàng nông sản khác nhau cần được kiểm soát khác nhau tùy từng giai đoạn; chất lượng và mẫu mã không đồng nhất và các vấn đề an toàn thực phẩm… Do đó, dịch vụ logistics nông nghiệp có tính khác biệt phải gắn với các vùng sản xuất, phải đảm bảo một quá trình tích hợp từ khâu sản xuất, thu hoạch, chế biến, đóng gói, lưu trữ, vận chuyển và phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng. Do đó, logistics trong nông nghiệp cần được chú trọng vào đầu tư phát triển các hạ tầng kho, bãi; vận tải lạnh, các dịch vụ đóng gói, chiếu xạ, kiểm định tại các vùng nông nghiệp trọng điểm…
Bà Nguyễn Tú Uyên cho rằng, thời gian qua, Chính phủ đã nỗ lực xây dựng nhiều tuyến đường kết nối đến các vùng nguyên liệu như Sơn La, An Giang, Khánh Hòa…, giúp thời gian vận chuyển từ đây đến các đầu mối cảng biển, hàng không đã được rút ngắn rất nhiều. Tuy nhiên, Chính phủ cũng cần đẩy mạnh hơn nữa đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vận tải đường bộ kết nối tốt từ các vùng nguyên liệu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long để người nông dân, hợp tác xã, DN có cơ hội đưa sản phẩm nông nghiệp đến các thị trường xuất khẩu với chất lượng tốt nhất. Đồng thời quy hoạch xây dựng các trung tâm logistics nông sản, trong đó có kho mát để phân loại, bảo quản, sơ chế để nâng chất lượng và ổn định giá thành. Tăng cường đầu tư hạ tầng logistics cho nông sản, nhất là các vùng sản xuất nông sản tập trung, chủ lực. Kết nối đường thủy, đường bộ, đường sắt để phát huy sức mạnh tổng thể logistics nội địa.
Để giải quyết những khó khăn, bất cập, giúp logistics trở thành đòn bẩy cho xuất khẩu nông sản, Bộ NN&PTNN đang xây dựng dự thảo Đề án Phát triển hệ thống logistics nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam đến 2030 tầm nhìn 2050. Dự thảo Đề án đặt ra nhiệm vụ rà soát lại hệ thống logistics tại các vùng sản xuất trọng điểm, các địa điểm đang dự kiến xây dựng các trung tâm logistics. Đồng thời thực hiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch hệ thống logistics nói chung và hệ thống logistics nông nghiệp nói riêng. Theo đó, hệ thống logistics nông nghiệp cần gắn với các vùng sản xuất trọng điểm, vùng nuôi trồng thủy sản, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, vùng nguyên liệu gỗ và hệ thống các trung tâm logistics trên cả nước.
Dự thảo Đề án đã xây dựng hệ thống trung tâm logistics nông nghiệp 3 cấp, gồm: trung tâm logistics nông nghiệp cấp vùng mang tính động lực, quy mô lớn kết nối thị trường trong nước và xuất khẩu; trung tâm logistics nông nghiệp tại các vùng sản xuất tập trung hỗ trợ sản xuất hiệu quả, đảm bảo chất lượng, gia tăng giá trị nông sản, kết nối với trung tâm logistics cấp vùng và trung tâm logistics phục vụ xuất khẩu và trung tâm logistics nông nghiệp phục vụ xuất khẩu tại các tỉnh có cửa khẩu và các cảng xuất khẩu nông sản.
Tin liên quan
Ứng dụng AI để thúc đẩy năng lực kết nối ngành logistics Việt Nam
14:45 | 01/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thúc đẩy giải pháp logistics bền vững trong chuyển đổi công nghiệp
20:44 | 24/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Quyết tâm trở thành trung tâm logistics hàng đầu khu vực
07:43 | 24/09/2024 Kinh tế
Ngành thép chủ động “sống chung” với các vụ kiện phòng vệ thương mại
09:21 | 13/10/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Trung Quốc 9 tháng đạt gần 150 tỷ USD
09:33 | 12/10/2024 Infographics
Nhiều dư địa cho trái cây Việt Nam chinh phục thị trường thế giới
08:55 | 12/10/2024 Kinh tế
Đẩy mạnh xuất nhập khẩu thông qua kết nối doanh nghiệp Việt Nam - Lào - Campuchia
08:54 | 12/10/2024 Kinh tế
Huy động sức mạnh từ kiều hối làm “trợ lực” phát triển kinh tế
19:55 | 11/10/2024 Kinh tế
Đảm bảo chất lượng cá tra xuất khẩu cần quan tâm từ con giống
19:42 | 11/10/2024 Kinh tế
Chênh lệch giữa thu nhập và giá nhà ở đang ngày càng rõ rệt
19:27 | 11/10/2024 Kinh tế
Chi hơn 100 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc trong 9 tháng
15:15 | 11/10/2024 Xuất nhập khẩu
Còn chậm trễ trong hướng dẫn thi hành các luật liên quan đến bất động sản
14:32 | 11/10/2024 Kinh tế
Giai đoạn khó khăn nhất của thị trường bất động sản đã qua
08:38 | 11/10/2024 Kinh tế
Kỳ vọng nhịp phục hồi tích cực trên thị trường bất động sản
16:54 | 10/10/2024 Kinh tế
Thị trường bất động sản đã có sự hồi phục nhất định
16:40 | 10/10/2024 Kinh tế
Phòng ngừa rủi ro trong hợp đồng xây dựng
15:48 | 10/10/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Bà Mai Kiều Liên và những câu nói gắn liền với thương hiệu nữ doanh nhân quyền lực của châu Á
Được làm thủ tục hải quan xuất khẩu tàu biển khi đã xuất cảnh
Hiệu quả chưa tương xứng với nguồn lực vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp
Ngành thép chủ động “sống chung” với các vụ kiện phòng vệ thương mại
Sôi động thị trường lao động cuối năm
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics