Để dòng vốn tìm đúng “địa chỉ”
Ảnh minh họa: ST |
Theo đại diện NHNN, tính đến ngày 25/11/2021, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đã tăng 10,1% so với cuối năm 2020. Trong khi tại thời điểm cuối tháng 10, con số này ở mức 8,72%, cuối tháng 9 là 7,17%. Nghĩa là chỉ trong khoảng 2 tháng sau khi nhiều địa phương kết thúc giãn cách xã hội, khoảng 200.000 tỷ đồng vốn vay đã được đẩy ra thị trường. Nguyên nhân không chỉ đến từ nhu cầu vốn cho phục hồi kinh tế mà còn đến từ mùa vụ cuối năm luôn rất sôi động.
Chính vì thế, mới đây, NHNN đã nới hạn mức tăng trưởng cho khoảng 10 ngân hàng, nhiều ngân hàng được nới mạnh lên tới hơn 20%. Theo đánh giá, đây đều là những ngân hàng có danh mục đầu tư rộng và không tập trung quá nhiều vào các ngành nghề rủi ro, đi kèm với đó là cam kết hỗ trợ lãi suất cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh, cấp vốn vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh ưu tiên của Chính phủ.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp lớn là hai nhóm khách hàng bị ảnh hưởng mạnh khi dịch bệnh quay trở lại. Nhưng các doanh nghiệp lớn sẽ tiếp cận vốn dễ hơn do có uy tín, tài sản đảm bảo và mối quan hệ lâu dài với ngân hàng. Trong khi các doanh nghiệp nhỏ thì ngược lại. Kết quả khảo sát các doanh nghiệp nhỏ của Ban nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân thực hiện năm 2021 cho thấy, 16% trong số này có thể duy trì sản xuất, nhưng dòng tiền để tiếp tục hoạt động trên 6 tháng chỉ chiếm 17%.
Có thể thấy, việc nới hạn mức tăng trưởng tín dụng và khó khăn trong việc tiếp cận vốn tại nhiều doanh nghiệp đang gây mâu thuẫn với nhau. Điều này sẽ đặt ra lo ngại về dòng chảy tín dụng “đi đâu – về đâu”. Do đó, một cơ chế giúp khơi thông dòng tiền, giúp tín dụng đi vào đúng “địa chỉ” để các doanh nghiệp thêm nguồn lực phục hồi, tập trung sản xuất hàng hóa vụ cuối năm và đầu năm 2022 là điều vô cùng quan trọng. Vì thế, trong thời điểm dịch còn diễn biến phức tạp, ngân hàng và doanh nghiệp càng phải thể hiện mối quan hệ đối tác khăng khít hơn, chẳng hạn như tung ra gói tín dụng tín chấp, sử dụng các quỹ bảo lãnh để tăng khả năng vay vốn…
Tin liên quan
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
18:29 | 08/11/2024 Kinh tế
Một doanh nghiệp chào bán hơn 1 tấn khô bò “bốn không”
11:27 | 08/11/2024 An ninh XNK
Doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam mở rộng cơ hội phát triển bền vững ngành nước
11:28 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tháo gỡ điểm nghẽn
08:07 | 06/11/2024 Người quan sát
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Lao động rời phố, về quê
07:51 | 29/10/2024 Người quan sát
Quản lý sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
07:39 | 25/10/2024 Người quan sát
Đấu giá và đầu cơ
07:56 | 23/10/2024 Người quan sát
Du lịch y tế
06:34 | 20/10/2024 Người quan sát
AI và cảm xúc
09:00 | 15/10/2024 Người quan sát
Tiếp vốn cho nông nghiệp
15:21 | 13/10/2024 Người quan sát
Xóa nhà tạm, dột nát
08:41 | 13/10/2024 Người quan sát
Chậm ban hành văn bản
08:52 | 12/10/2024 Người quan sát
Hệ lụy “tour 0 đồng”
07:41 | 04/10/2024 Người quan sát
Thuế với bất động sản thứ hai
14:00 | 01/10/2024 Người quan sát
Tin mới
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
Bắt thêm 2 đối tượng trong đường dây lập 300 doanh nghiệp "ma" chuyển trái phép tiền tệ
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK