Cánh cửa xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đang rộng mở
Mở đường xuất khẩu cho nông thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long | |
Thách thức đối với nền nông nghiệp hữu cơ | |
Sáng nay diễn ra tọa đàm “Nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu nông, lâm, thủy sản” |
Nhiều sản phẩm nông nghiệp hữu cơ được doanh nghiệp giới thiệu bên lề diễn đàn. Ảnh: N.H |
Thông tin được các chuyên gia, doanh nghiệp chia sẻ tại diễn đàn Kết nối, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ và các sản phẩm chế biến do báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chiều 28/9 nhằm đánh giá 3 năm triển khai Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 về nông nghiệp hữu cơ và triển khai Quyết định số 885/QĐ-TTg ngày 23/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030.
Phát biểu tại diễn đàn, ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp cho biết, thị trường sản phẩm hữu cơ thế giới có sự tăng trưởng “thần tốc” trong những năm gần đây. Nếu như năm 2000, quy mô thị trường chỉ ở mức 18 tỷ USD thì đến năm 2018 đã vượt mốc 100 tỷ USD và đạt 188 tỷ USD vào năm 2021, dự kiến năm 2022, quy mô thị trường sẽ đạt 208 tỷ USD.
Trong khi đó, theo thống kê của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam mới chỉ đạt khoảng 335 triệu USD/năm tới 180 thị trường trên thế giới. Kết quả này còn quá nhỏ bé so với quy mô hiện tại của thị trường, nhưng qua đó cũng cho thấy tiềm năng to lớn của việc xuất khẩu sản phẩm hữu cơ của Việt Nam.
Nhìn lại quá trình phát triển của nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam, ông Phạm Minh Đức, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, Giám đốc Điều hành Ecolink cho biết, trước khi Nghị định 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ ra đời, trong giai đoạn năm 2000-2010, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn âm thầm làm sản phẩm hữu cơ cho doanh nghiệp châu Âu. Nhưng chủ yếu là các doanh nghiệp mua hàng về đóng gói.
Sau đó, trong giai đoạn 2010-2018, các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu làm chứng nhận và tham gia thị trường với các sản phẩm thế mạnh như gạo, dừa, điều, tiêu, cà phê… Đặc biệt, các doanh nghiệp xuất khẩu lớn chuyển dịch đăng ký một phần sản phẩm có chứng nhận hữu có để làm thương hiệu, đồng thời bắt đầu điều chỉnh chất lượng và xây dựng danh tiếng về sản phẩm hữu cơ Việt Nam.
Từ năm 2018 đến nay, số lượng doanh nghiệp làm chứng nhận hữu cơ tăng nhanh; ngoài xuất khẩu thô thì thị phần của các sản phẩm đóng gói cũng tăng lên. Tuy nhiên, thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam hiện còn nhỏ, khó xâm nhập thị trường châu Âu. Điểm tích cực là uy tín của sản phẩm hữu cơ xuất xứ từ Việt Nam trên thị trường thế giới đã tăng lên. Từ năm 2018 đến 2022, có 164 doanh nghiệp với 200 sản phẩm đạt có chứng nhận USDA của Mỹ.
Tại thị trường Úc, TS. Nguyễn Văn Kiền, Giảng viên Đại học Quốc gia Úc, Giám đốc Công ty TNHH Mekong Organics thông tin, doanh số bán lẻ nông sản hữu cơ tại Úc đã tăng lên hơn 2,5 tỷ đô la Úc (AUD). Thị trường về hữu cơ của Úc tăng trưởng trên 5% mỗi năm và đặc biệt có những năm tăng trên 10%. Tuy nhiên, nguồn cung sản phẩm hữu cơ vào Úc đang khá khiêm tốn.
Hiện gạo là mặt hàng có cơ hội vào thị trường Úc tốt nhất nhờ nhu cầu gạo hữu cơ vượt xa nguồn cung, cùng với đó là các sản phẩm trái cây, rau quả chế biến… Trong khi đó, cà phê và hồ tiêu gặp nhiều khó khăn do thừa nguồn cung. Ông Kiền cũng cho biết, các mặt hàng cá, tôm, các loại thảo mộc và gia vị khô như húng quế, quế... có triển vọng phát triển tốt tại thị trường này.
Theo TS. Nguyễn Văn Kiền, thông qua mạng lưới đào tạo do Công ty TNHH Mekong Organics tổ chức trong khuôn khổ dự án “Thúc đẩy chứng nhận và thương mại nông sản phẩm hữu cơ Úc-Việt”, khá nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đã thực hiện chứng nhận hữu cơ theo các tiêu chuẩn quốc tế để xuất khẩu sang các thị trường khó tính.
Ngoài ra có rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhóm nông dân, cũng đang trong quá trình chuyển đổi, hoặc tìm hiểu hướng đến chứng nhận các tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế. Chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ PGS cũng đã phát triển ở các vùng miền Việt Nam, đặc biệt là từ các tỉnh thành phía Bắc, rồi đến Hội An, Bến Tre, và Đồng Tháp, dành cho nhưng nông hộ và nhóm nông hộ quy mô nhỏ.
Qua quan sát tại các kênh siêu thị, nhà hàng, các cửa hàng bán buôn, ông Kiền nhận thấy hàng hữu cơ có nguồn gốc từ Việt Nam đang dần thâm nhập vào thị trường Úc. “Đó là những tín hiệu tốt để tiếp tục giới thiệu sản phẩm nông nghiệp hữu cơ Việt Nam đến người tiêu dùng Úc” – ông Kiền thông tin.
Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, sau 3 năm thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030, hiện cả nước có 59/63 tỉnh, thành phố triển khai và nông nghiệp hữu cơ đang lan tỏa ngày càng mạnh mẽ trên khắp cả nước. Năm 2021, diện tích đất nông nghiệp hữu cơ Việt Nam đạt trên 174 ngàn ha, tăng 47% so với năm 2016, đứng thứ 9/10 nước có diện tích đất nông nghiệp hữu cơ lớn nhất Châu Á. Trong đó, diện tích đất trồng trọt hữu cơ hơn 61 ngàn ha, diện tích nuôi trồng thủy sản hữu cơ hơn 100 ngàn ha, diện tích thu hái tự nhiên nông nghiệp hữu cơ hơn 12 ngàn ha. Số lượng nhà sản xuất nông nghiệp hữu cơ hiện có hơn 17 ngàn đơn vị, 555 nhà chế biến, 60 nhà xuất khẩu... |
Tin liên quan
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
13:58 | 08/11/2024 Kinh tế
Hải quan Hải Phòng giải quyết thủ tục hơn 250 nghìn tờ khai trong tháng 10
20:56 | 07/11/2024 Hải quan
Hé lộ hình ảnh lô xe Omoda C5 đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam
09:25 | 08/11/2024 Xe - Công nghệ
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
18:29 | 08/11/2024 Kinh tế
Giải bài toán về giá và cung cầu vàng trong nước
08:27 | 08/11/2024 Kinh tế
Đổi mới tư duy quản lý thị trường vàng
07:25 | 08/11/2024 Kinh tế
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
20:17 | 07/11/2024 Kinh tế
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 59/63 địa phương
19:58 | 06/11/2024 Kinh tế
Sửa quy định về đầu tư PPP, BT: Tính toán đầy đủ để không thất thoát tài sản nhà nước
19:49 | 06/11/2024 Kinh tế
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?
15:12 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giải pháp thiết thực phát triển ngành nước và môi trường bền vững
13:57 | 06/11/2024 Kinh tế
Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?
12:04 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sử dụng các FTA hiệu quả giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào
10:40 | 06/11/2024 Kinh tế
Hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang thị trường Indonesia
10:39 | 06/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp đón cơ hội “vàng” xuất khẩu cá ngừ sang UAE
10:22 | 06/11/2024 Kinh tế
Ngành điện tử vượt thách thức để vào sâu chuỗi cung ứng toàn cầu
08:17 | 06/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
Tổng cục Hải quan ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp của Hiệp hội Logistics Việt Nam
TP Hồ Chí Minh “tiếp sức” doanh nghiệp công nghiệp và logistics
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK