Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng: Chưa có ưu đãi đặc thù cho các Khu Kinh tế cửa khẩu
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng |
Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sau gần 30 năm triển khai, mô hình Khu KTCK nào đã thành công, mô hình nào chưa đạt kết quả như mong muốn và đâu là hạn chế trong việc triển khai Khu KTCK tại các địa phương?
Với đường biên giới trải dài hơn 4.900 km bao gồm nhiều cửa khẩu thông với các nước láng giềng, việc phát triển kinh tế, thương mại tại các khu vực cửa khẩu là quan trọng và cần thiết nhằm mục tiêu mở cửa nền kinh tế theo nhiều hướng, theo nhiều tầng nấc khác nhau, qua đó tạo điều kiện cho kinh tế của một vùng cũng như kinh tế của cả quốc gia phát triển, góp phần tăng cường, mở rộng và nâng cao hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa nước ta với Trung Quốc, Lào, Campuchia và qua các nước đó, với các nước khác trong khu vực; góp phần phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ chủ quyền quốc gia và an ninh biên giới. |
Trong những năm qua, phát huy lợi thế có chung đường biên giới với Trung Quốc, 7 tỉnh biên giới Việt Nam là Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu và Điện Biên đã chủ động hợp tác phát triển kinh tế với các tỉnh biên giới của Trung Quốc là Vân Nam và Quảng Tây.
Nhiều Khu KTCK đã được xây dựng ở 7 tỉnh biên giới này với Trung Quốc, trong đó phát triển mạnh nhất là Khu KTCK Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh), Khu KTCK Đồng Đăng – Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn), Khu KTCK Lào Cai (tỉnh Lào Cai).
Ngoài ra, do quy mô về quan hệ thương mại song phương của Việt Nam với các nước láng giềng, quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc nói chung và quan hệ thương mại biên mậu Việt Nam – Trung Quốc nói riêng luôn ở quy mô lớn nhất và cao gấp nhiều lần so với hai nước láng giềng còn lại, nên cũng góp phần đáng kể cho sự phát triển sôi động hơn so với các Khu KTCK trên hai tuyến biên giới giáp với Lào và Campuchia.
Tuy nhiên do vị trí địa lý, các tỉnh Việt Nam và Lào nơi có Khu KTCK đều ở khu vực biên giới, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, chưa có điều kiện để phát triển, nên nhu cầu giao thương hàng hóa vẫn còn hạn chế. Mặt khác, để huy động được các doanh nghiệp đến đầu tư sản xuất, kinh doanh cần có các cơ chế, chính sách đặc biệt ưu đãi, ổn định.
Hiện các cơ chế, chính sách tài chính đối với Khu KTCK được xây dựng dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành nên chưa có các ưu đãi đặc thù. Việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng chủ yếu vẫn dựa vào nguồn ngân sách Trung ương. Tuy nhiên, nguồn ngân sách Trung ương hết sức hạn chế, trong khi nhu cầu đầu tư phát triển của các Khu KTCK rất lớn dẫn đến nhiều Khu KTCK gặp khó khăn trong việc triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng một cách đồng bộ, hạn chế khả năng thu hút đầu tư vào khu vực này. Trong thời gian qua, một số Khu KTCK đặc biệt là các Khu KTCK có điều kiện địa lý tự nhiên đa phần là núi rừng hiểm trở cả ở phía Việt Nam và phía bạn như Khu KTCK ở Lai Châu, Điện Biên, Quảng Nam... nên gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động và phát triển.
Sau gần 30 năm triển khai, nhiều ý kiến cho rằng, các chính sách thu hút đầu tư vào các Khu KTCK hiện nay chưa đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư, khiến mô hình Khu KTCK chưa thực sự mang lại hiệu quả như kỳ vọng. Ông đánh giá như thế nào về nhận định này?
Thời gian vừa qua, việc xây dựng các quy định pháp luật về quản lý khu kinh tế đã tạo được hành lang pháp lý tương đối đẩy đủ về cơ chế, chính sách phát triển, quản lý nhà nước, tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ của các bộ, cơ quan trung ương, UBND cấp tỉnh và Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế.
Hiện nay, Khu KTCK đang được hưởng chính sách ưu đãi áp dụng đối với địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Các chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư đã được quy định theo pháp luật về thuế, đất đai, xuất nhập khẩu… trong đó dự án đầu tư vào Khu KTCK cơ bản được áp dụng ở mức cao nhất.
Ngoài ra, trong quá trình xây dựng cơ chế chính sách về Khu KTCK đã thể hiện rõ chủ trương tăng cường phân cấp, phân quyền trên nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước của các cơ quan Trung ương, UBND cấp tỉnh cho các Ban Quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế và chuẩn hoá, hoàn thiện mô hình quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế theo nguyên tắc “một cửa, tại chỗ” thông qua vai trò đầu mối của Ban Quản lý khu kinh tế trên cả nước, tạo thuận lợi trong việc thực hiện các thủ tục hành chính một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Ngày 20/8/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 50-NQ/TW về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 trong đó khu công nghiệp, khu kinh tế tiếp tục được xác định là một mô hình, giải pháp quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại; góp phần đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo hướng bền vững; nhân tố cốt lõi trong việc thực hiện các định hướng lớn về thu hút vốn FDI, thể hiện ở các mặt sau:
Thứ nhất, tiếp tục là nơi thử nghiệm và hỗ trợ hoàn thiện thể chế, chính sách về thu hút các nguồn lực đầu tư theo hướng xây dựng hoàn thiện thể chế, chính sách về thu hút các nguồn lực đầu tư theo hướng xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng với thể chế, chính sách vượt trội, thủ tục hành chính hiện đại, nhất là thủ tục đầu tư kinh doanh.
Thứ hai, các khu kinh tế, trong đó có Khu KTCK là nơi tiên phong với sự chuẩn bị về cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội và chính sách ưu đãi hấp dẫn để thu hút các dự án FDI, các dự án có công nghệ cao, thân thiện với môi trường; đồng thời là môi trường thuận lợi để phát triển các mô hình, phương thức kinh doanh, hợp tác đầu tư mới giữa Việt Nam và các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.
Vậy theo ông, có hay không phong trào “đua nhau” mở các Khu KTCK tại các địa phương nhưng lại chưa dự báo, tính toán được lợi ích?
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 52/2008/QĐ-TTg ngày 25/4/2008 về phê duyệt Đề án ''Quy hoạch phát triển các Khu KKT cửa khẩu của Việt Nam đến năm 2020", theo đó mục tiêu tổng quát đến năm 2020 cả nước có 30 Khu KTCK, trong đó hình thành thêm 7 Khu KTCK mới trên các khu vực biên giới; mục tiêu cụ thể từ năm 2008 đến năm 2015, hình thành thêm 4 Khu KTCK là: Long An ở tỉnh Long An, A Đớt ở tỉnh Thừa Thiên - Huế và Nậm Cắn - Thanh Thuỷ ở tỉnh Nghệ An, Na Mèo ở Thanh Hoá, nâng số Khu KTCK cả nước lên 27 khu; từ năm 2016 – 2020, nghiên cứu, xây dựng đề án và thành lập thêm 3 Khu KTCK theo các bước đi và điều kiện phát triển cụ thể, đáp ứng các điều kiện thành lập Khu KTCK như Khu KTCK La Lay ở Quảng Trị, Đắk Per ở Đắk Nông, Đắk Ruê ở Đắk Lắk.
Nghị quyết số 470/2012/NQ-UBTVQH13 ngày 27/2/2012 về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về xây dựng và phát triển các khu kinh tế, Khu KTCK, theo đó tạm thời không thành lập mới khu kinh tế, Khu KTCK để tiến hành tổng kết, rà soát, đánh giá toàn diện hoạt động của các khu kinh tế, Khu KTCK, trên cơ sở đó xem xét, lựa chọn một số khu kinh tế có tiềm năng và sức lan tỏa cho phát triển kinh tế - xã hội vùng, cả nước. Từ năm 2012 đến nay không có thành lập mới Khu KTCK ở các địa phương. Do vậy, không có phong trào “đua nhau” mở các Khu KTCK tại các địa phương.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Ấn Độ, Trung Quốc nhất trí về hoạt động tuần tra biên giới
08:05 | 22/10/2024 Nhìn ra thế giới
Quy hoạch cửa khẩu cần gắn liền với chuyển đổi số hải quan
20:10 | 15/10/2024 Hiện đại hóa hải quan
Cửa khẩu Thanh Thủy (Nghệ An) chính thức được phép mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới
11:49 | 15/10/2024 Hải quan
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
20:23 | 05/11/2024 Kinh tế
Bầu cử Tổng thống Mỹ có tác động tới giá vàng và thị trường chứng khoán?
20:18 | 05/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm khả năng cán đích 16 tỷ USD
14:57 | 05/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giảm chi phí logistics: Giải pháp cạnh tranh, thu hút hàng hóa xuất nhập khẩu
08:49 | 05/11/2024 Kinh tế
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
Bầu cử Tổng thống Mỹ có tác động tới giá vàng và thị trường chứng khoán?
Đột xuất kiểm tra cơ sở kinh doanh xe điện thuộc diện cấm lưu thông
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK