Ba kịch bản cho tăng trưởng kinh tế trong năm 2022
Đại dịch vẫn là nguy cơ lớn nhất
Năm 2021 sắp kết thúc, dự báo tăng trưởng cả năm tương đối khả quan, tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, năm 2022 kinh tế Việt Nam được xác định sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn. Đánh giá về những khó khăn trong năm 2022, NCIF cho biết, kinh tế thế giới và các nước đối tác quan trọng chưa thực sự thoát khỏi khó khăn, quá trình phục hồi không vững chắc và chứa đựng nhiều rủi ro khiến triển vọng gia tăng xuất khẩu, thu hút đầu tư và quá trình phục hồi các chuỗi cung ứng đối với Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn.
Đại dịch Covid-19 kéo dài trên toàn cầu sẽ là nguy cơ lớn nhất, đặc biệt khi vẫn xuất hiện biến chủng mới, số ca nhiễm ở nhiều nước có độ phủ vắc xin đang cao trở lại, sự không đồng đều trong tiếp nhận và phân phối vắc xin trên toàn cầu.
Bên cạnh đó, việc phục hồi sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp có thể phải cần nhiều thời gian hơn. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đã và đang trong tình trạng kiệt quệ do khó khăn kéo dài. Trong đó, khó khăn về tài chính và thị trường tiêu thụ vẫn là các rào cản lớn đối với doanh nghiệp. Việc phục hồi sản xuất, kinh doanh có thể bị cản trở bởi các rủi ro liên quan đến kì hạn trả nợ vay, kì hạn nộp thuế. Bên cạnh đó, đại dịch Covid-19 có sự tác động không đồng đều đến từng lĩnh vực và quy mô doanh nghiệp.
Do tác động nặng nề của bệnh dịch Covid-19 đến kinh tế Việt Nam trong quý 3/2021, nhiều tổ chức kinh tế đã điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2021. Tuy nhiên, mức tăng trưởng kinh tế trong năm 2022 vẫn được dự báo ở mức 6,5-6,6%, dựa trên các giả định dịch Covid-19 sẽ được kiểm soát vào cuối năm 2021 và quá trình tiêm chủng vắc xin đạt khoảng 70% dân số vào quý 2/2022. Theo đó, tỷ lệ lạm phát cũng được dự báo tăng khoảng 2,8% năm 2021 và 3,5% vào năm 2022 khi tốc độ tăng trưởng tăng nhanh trở lại.
![]() |
Trong năm 2022, nền kinh tế sẽ một lần nữa thể hiện khả năng chống chịu và sự năng động của mình. Ảnh: Lê Hương. |
3 kịch bản
Trên cơ sở đánh giá các yếu tố ảnh hưởng, NCIF đã đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 kèm theo các giả định. Ở kịch bản cơ sở, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 5,8%, CPI trung bình khoảng 3,5%, đây là kịch bản nhiều khả năng xảy ra nhất hiện nay, với giả thiết tình hình kinh tế thế giới và việc kiểm soát đại dịch tiếp tục được cải thiện. Một số nền kinh tế lớn, đối tác đầu tư và thương mại lớn của Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản sẽ từ mức tăng trưởng âm năm 2020 đạt mức tăng trưởng dương trở lại (tăng trưởng của Mỹ giả định đạt 3-3,5%; tăng trưởng của Trung Quốc sẽ phục hồi trở lại với giả định tăng trưởng ở mức trên 5%).
Trong nước, tình hình dần trở lại ổn định, không phát sinh những ổ dịch lớn làm gián đoạn sản xuất và giãn cách xã hội diện rộng làm ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Các giải pháp hỗ trợ của Chính phủ giúp doanh nghiệp dần hồi phục sản xuất, tình trạng “bình thường mới” được thiết lập trong sản xuất kinh doanh và cuộc sống người dân.
Với kịch bản cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6,7%, CPI khoảng 4% cũng có khả năng xảy ra trong trạng thái tốt hơn, khi bệnh dịch hoàn toàn được khống chế, tạo điều kiện kinh tế thế giới hồi phục ổn định; Việt Nam tận dụng tốt được những lợi thế từ các hiệp định thương mại, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đạt hiệu quả cao làm khơi thông hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư và kinh doanh trong nước sẽ khởi sắc trở lại.
Còn ở kịch bản thấp, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 4,5%, CPI khoảng 3%, mặc dù ít nhưng cũng có thể xảy ra nếu tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, đi cùng với đó là những biến chủng mới của Covid-19 có thể cản trở sự hồi phục của kinh tế toàn cầu, trong đó có các đối tác chiến lược cũng như Việt Nam. Trong nước, hoạt động hồi phục sản xuất gặp khó khăn, các chính sách hỗ trợ của chính phủ còn có độ trễ để đi vào cuộc sống.
Theo TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), để đà tăng trưởng kinh tế hồi phục lại trong năm 2022 cần kiên định chủ trương mở cửa nền kinh tế. Trong đó, doanh nghiệp chính là động lực phát triển của nền kinh tế, nên cần có các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, tái khởi động và phục hồi. Cụ thể: Một là mở cửa thị trường. Hai là đẩy mạnh cải cách thể chế, cải cách hành chính, bởi đây là thời cơ tốt cho sự đồng thuận, chung tay, đẩy nhanh cải cách. Ba là thực hiện tốt và mở rộng quy mô các gói hỗ trợ tài khoá, tiền tệ, an sinh. Các biện pháp hỗ trợ định hướng không chỉ cứu các doanh nghiệp khó khăn mà còn nhằm thúc đẩy các ngành và doanh nghiệp có tiềm năng phát triển. Bốn là triển khai chương trình trợ giúp, nâng cao năng lực cho cộng đồng doanh nghiệp đặc biệt là các kiến thức và kỹ năng về tái cấu trúc, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và đào tạo nguồn nhân lực. Năm là tiếp tục thúc đẩy các hiệp định thương mại tự do, triển khai các chương trình xúc tiến thương mại đầu tư kết nối lại các chuỗi cung ứng và mở mang thị trường cho doanh nghiệp. |
Tin liên quan

Ngân hàng Standard Chartered dự báo GDP quý 3 sẽ tiếp tục hồi phục
20:17 | 22/09/2023 Kinh tế

Cần phát hiện, khai thác hiệu quả những động lực tăng trưởng mới
21:12 | 19/09/2023 Sự kiện - Vấn đề

Khơi thông nguồn lực, phát huy nội lực để khôi phục các động lực tăng trưởng
14:41 | 19/09/2023 Sự kiện - Vấn đề

Đến 15/9, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 464 tỷ USD
15:17 | 23/09/2023 Xuất nhập khẩu

Hải Phòng: Trao Giấy chứng nhận đầu tư cho loạt dự án có tổng vốn 1,4 tỷ USD
10:18 | 23/09/2023 Kinh tế

Thị trường bất động sản Hải Phòng phục hồi nhanh nhất cả nước?
09:38 | 23/09/2023 Kinh tế

Khẩn trương hoàn thiện thể chế, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững
21:13 | 22/09/2023 Kinh tế

Công nghiệp hỗ trợ: giá trị gia tăng vẫn thấp trong chuỗi cung ứng
20:41 | 22/09/2023 Kinh tế

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP từ du lịch nông nghiệp
18:53 | 22/09/2023 Kinh tế

EU hướng dẫn triển khai cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM)
11:38 | 22/09/2023 Kinh tế

Kết nối ngân hàng - doanh nghiệp cho phát triển kinh tế của Thủ đô Hà Nội
19:43 | 21/09/2023 Kinh tế

Những mặt hàng nông sản “đầu tàu” của xuất khẩu
08:47 | 21/09/2023 Kinh tế

Thị trường chuyển dịch, buộc ngành hàng tăng tốc để thích ứng
23:46 | 20/09/2023 Kinh tế

Kết nối thị trường tiêu thụ hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
18:37 | 20/09/2023 Kinh tế

Chưa có khung pháp lý đồng bộ, tiền mã hoá “hấp dẫn” tội phạm rửa tiền
16:49 | 20/09/2023 Kinh tế

Bất động sản sẽ “ấm” dần lên vào năm 2024
15:26 | 20/09/2023 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Hệ thống chưa ghi nhận được thói quen đọc tin của bạn.
Hãy đăng nhập/ đăng ký để hệ thống có thể cung cấp các bài viết theo nhu cầu đọc của bạn.
Tin mới

Những kiến trúc giống... Tây

Hải quan cửa khẩu quốc tế Nam Giang: Khắc phục khó khăn, nỗ lực thông quan hàng hóa

Hàng giả tổn hại đến thương hiệu doanh nghiệp

Đến 15/9, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 464 tỷ USD

Dùng ô tô vận chuyển 800 kg chân giò lợn không rõ nguồn gốc

LONGFORM: Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn: Xây dựng, phát triển Hải quan Việt Nam trong kỷ nguyên số
10:16 | 08/09/2023 Megastory

Infographics: Tiểu sử Tân Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành
18:55 | 07/09/2023 Thuế - Kho bạc

Infographics: Trung Quốc - đối tác thương mại "trăm tỷ USD" của Việt Nam
10:00 | 08/09/2023 Xuất nhập khẩu

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Cục Quản lý rủi ro Đặng Văn Đức
15:14 | 17/08/2023 Infographics

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Cục Quản lý rủi ro Vũ Thị Phương
15:14 | 17/08/2023 Infographics

Những kiến trúc giống... Tây

Hà Nội thông qua Nghị quyết thành lập quận Gia Lâm và 16 phường

Thủ tướng Phạm Minh Chính tọa đàm, ăn trưa với các nhà đầu tư Hoa Kỳ

Giá xăng dầu đồng loạt tăng, RON95-III có giá 25.748 đồng/lít

Việt Nam ký Hiệp định về Biển cả tại Tuần lễ Cấp cao Đại hội đồng LHQ

Việt Nam quyết tâm với cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào 2050

Hải quan cửa khẩu quốc tế Nam Giang: Khắc phục khó khăn, nỗ lực thông quan hàng hóa

Quảng Ninh: Xuất nhập khẩu qua Móng Cái diễn ra ổn định, thông suốt

Bà Rịa – Vũng Tàu: Kim ngạch xuất nhập khẩu nhiều mặt hàng chủ lực tiếp tục giảm sâu

Hải quan Việt Nam phối hợp phòng, chống buôn lậu với Hải quan Hồng Kông (Trung Quốc)

Hải quan TPHCM thu ngân sách giảm gần 12.000 tỷ đồng

Tạp chí Hải quan nhận giải báo chí viết về nông nghiệp

Hàng giả tổn hại đến thương hiệu doanh nghiệp

Dùng ô tô vận chuyển 800 kg chân giò lợn không rõ nguồn gốc

Hải quan Cao Bằng chủ trì bắt giữ bắt giữ hơn 2,5 tấn lá thuốc lá

Cưỡng chế Công ty BCG Land do nợ thuế gần 32 tỷ đồng

Nghệ An: Phát hiện 8 tấn sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc xuất xứ

Phát triển thương mại điện tử đi đôi với nâng trách nhiệm tuân thủ pháp luật

Phát huy vai trò báo chí cho mục tiêu Net Zero

FPT Telecom đạt top 10 doanh nghiệp công nghệ số xuất sắc Việt Nam 2023

Gia tăng cơ hội giao thương giữa doanh nhiệp Việt Nam và Chiết Giang (Trung Quốc)

Nestlé đứng đầu về phát triển bền vững trong lĩnh vực sản xuất cà phê

Qua 20 năm cổ phần hóa, "ông lớn" ngành sữa luôn nằm trong Top doanh nghiệp niêm yết hàng đầu

Gia tăng độ tín nhiệm khi xanh hóa dòng vốn trong hoạt động ngân hàng

Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ô tô NK chạy trong khu vui chơi, giải trí, thể thao

Hải quan Đồng Tháp: Kiến nghị tháo gỡ vướng mắc trong xử lý vụ việc có dấu hiệu hình sự

Mức chi ngân sách đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức, viên chức

Quy định đối với hàng tạm xuất, tái nhập cho doanh nghiệp chế xuất thuê

Chính sách thuế bảo vệ môi trường đối với hàng NK là túi ni lông

Quy định hoàn thuế cho hàng nhập khẩu tại chỗ sau đó xuất khẩu

Giá từ 730 triệu đồng, Toyota Yaris Cross 2023 có cả động cơ xăng và hybrid

Hyundai Palisade 2023 chốt giá từ 1,469 tỉ đồng, thấp nhất phân khúc

Nhiều trang bị hiện đại, lợi thế của Hyundai Custin không chỉ ở giá

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9/2023

Peugeot Việt Nam áp dụng giá mới cho bộ 3 SUV cao cấp

Ưu đãi nào cho phát triển xe điện tại Việt Nam?

WCO hỗ trợ phát triển Hệ thống đánh giá nâng cao hiệu quả hoạt động Hải quan Ả Rập Saudi

Brexit có phải là nguyên nhân đằng sau những vấn đề của kinh tế Anh hiện nay?

Chính phủ Mỹ trước nguy cơ đóng cửa

Slovakia và Ukraine lập hệ thống cấp phép cho việc mua bán ngũ cốc

Lãi suất tăng - rào cản với tăng trưởng kinh tế
