Facebook Twitter youtube Tiktok

Quyết tâm triển khai thành công các mục tiêu chuyển đổi số trong lĩnh vực Hải quan

(HQ Online) - Chuyển đổi số vừa là mục tiêu vừa là giải pháp quan trọng để xây dựng Hải quan Việt Nam chính quy, hiện đại, ngang tầm Hải quan các nước phát triển trên thế giới, dẫn đầu trong thực hiện Chính phủ số, với mô hình Hải quan số, Hải quan thông minh. Xoay quanh nội dung này, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Mai Xuân Thành đã dành thời gian trả lời phỏng vấn Tạp chí Hải quan.
Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan Lê Đức Thành: Chuyển đổi số - thời kỳ phát triển mới trong tiến trình hiện đại hóa hải quan
Mô hình Hải quan thông minh trong Kế hoạch chuyển đổi số hải quan
Chuyển đổi số Hải quan: Tiến tới số hóa 100% chứng từ trong hồ sơ hải quan
Quyết tâm triển khai thành công các mục tiêu chuyển đổi số trong lĩnh vực Hải quan
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Mai Xuân Thành.

Thưa Phó Tổng cục trưởng, chuyển đổi số có vai trò như thế nào trong tiến trình cải cách, hiện đại hóa hải quan?

Phó Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành:

Hơn 20 năm trở lại đây, cùng với sự phát triển của đất nước, ngành Hải quan đã đẩy mạnh cải cách, hiện đại hóa, trong đó ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) được coi là động lực và chìa khóa của tiến trình cải cách, phát triển và hiện đại hóa.

Đến nay, Tổng cục Hải quan đã cơ bản hoàn thành mục tiêu xây dựng Hải quan điện tử với 5E (E-Declaration, E-Payment; E-C/O, E-Permit và E-Manifest) về ứng dụng CNTT trong quản lý nhà nước về hải quan, xây dựng được một hệ thống CNTT tập trung cấp Tổng cục phục vụ công tác quản lý nhà nước về hải quan, hoạt động ổn định, thống suốt, bao phủ và hỗ trợ hầu hết các lĩnh vực trọng yếu về quản lý hải quan.

Hiện nay, Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS đã được triển khai đến 100% chi cục hải quan trên cả nước. Năm 2022, hệ thống xử lý khoảng hơn 14 triệu tờ khai xuất nhập khẩu, trong đó 65,33% tờ khai luồng Xanh, 30,41% tờ khai luồng Vàng và luồng Đỏ chỉ 4,26%. Đáng chú ý, thời gian thông quan với tờ khai luồng Xang chỉ trong vòng vài giây.

Cùng với đó, ngành Hải quan đã đầu tư và đưa vào sử dụng nhiều trang thiết bị hiện đại, riêng trong năm 2022 đã nghiệm thu, bàn giao 13 hệ thống camera giám sát hải quan, 3 phòng quan sát camera, 1 máy soi hành lý di động, 2 máy soi hành lý hàng hóa, 4 máy soi container di động. Các trang thiết bị đã phát huy hiệu quả, góp phần thông quan nhanh hàng hóa cho doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả quản lý.

Ngày 2/8/2022, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ký ban hành Quyết định số 1660/QĐ-TCHQ thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số của Tổng cục Hải quan.

Năm 2022, Ban Chỉ đạo đã tổ chức cuộc họp để triển khai các nội dung nhiệm vụ liên quan và xây dựng kế hoạch, quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo.

Năm 2023, Ban Chỉ đạo tập trung chỉ đạo toàn Ngành thực hiện quyết liệt các mục tiêu, nhiệm vụ liên quan đến công tác chuyển đổi số của Ngành đáp ứng yêu cầu về tiến độ, chất lượng, để sớm hoàn thành mục tiêu chuyển đổi số theo Kế hoạch.

Trong Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 cũng đặt ra mục tiêu tổng quát đến năm 2030 “Xây dựng Hải quan Việt Nam chính quy, hiện đại, ngang tầm Hải quan các nước phát triển trên thế giới, dẫn đầu trong thực hiện Chính phủ số, với mô hình Hải quan số, Hải quan thông minh”. Quan điểm phát triển của Hải quan trong Chiến lược là “lấy cải cách, hiện đại hóa làm cơ sở, hiện đại hóa mô hình quản lý hải quan làm trọng tâm, đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trong ngành Hải quan làm nền tảng cho phát triển Hải quan trong thời kỳ mới”.

Cùng với đó, xu thế quốc tế, tính tất yếu trong chu trình hiện đại hóa, đồng thời thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, Chính phủ và lãnh đạo các cấp về đẩy mạnh số hóa, chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ của Cách mạng công nghiệp 4.0, Tổng cục Hải quan đã ban hành Kế hoạch chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Có thể nói, chuyển đổi số có vai trò hết sức quan trọng trong tiến trình hiện đại hóa hải quan, đơn giản hóa thủ tục, cắt giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

Xin Phó Tổng cục trưởng cho biết những mục tiêu trọng tâm về chuyển đổi số của ngành Hải quan?

Phó Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành:

Trong Kế hoạch chuyển đổi số, ngành Hải quan đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 hoàn thành Hải quan số, với các chỉ tiêu: 100% thủ tục hải quan được số hóa và thực hiện bằng phương thức điện tử;

95% chứng từ thuộc hồ sơ hải quan được chuyển sang dạng dữ liệu số;

100% hồ sơ về tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; người, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh được quản lý dưới dạng dữ liệu số;

100% hồ sơ nghiệp vụ kiểm soát hải quan cơ bản được chuyển sang dữ liệu điện tử, tiến tới số hóa;

100% thủ tục hành chính có nhu cầu sử dụng cao được cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 cho người dân, doanh nghiệp và được thực hiện trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau;

80% hoạt động kiểm tra của cơ quan Hải quan được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống CNTT của Tổng cục Hải quan;

100% thủ tục hành chính trong lĩnh vực cấp phép, kiểm tra chuyên ngành cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh được thực hiện thông qua Cơ chế một cửa quốc gia...

Đối với quản trị nội Ngành, 100% hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản trị nội bộ của cơ quan nhà nước được thực hiện trên nền tảng quản trị tổng thể, thống nhất; 100% hồ sơ được tạo, lưu giữ, chia sẻ dữ liệu điện tử theo quy định; 100% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng số cơ bản...

Tổng cục Hải quan đặt mục tiêu phấn đấu cơ bản hoàn thành chuyển đổi vào năm 2025, hoàn thiện mô hình hải quan thông minh trong năm 2023.

Để đạt được các mục tiêu đặt ra, toàn Ngành cần tập trung vào các nhóm nhiệm vụ trọng tâm nào, thưa Phó Tổng cục trưởng?

Phó Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành:

Có 3 nhóm nhiệm vụ quan trong toàn Ngành cần tập trung thực hiện trong năm 2023 và thời gian tới gồm:

Thứ nhất, thực hiện chuyển đổi số trong trong công tác nghiệp vụ hải quan. Theo đó, Tổng cục Hải quan đang tập trung nguồn lực để hoàn thành tái thiết kế tổng thể hệ thống CNTT đáp ứng yêu cầu thực hiện nghiệp vụ hải quan số. Trong đó rà soát tổng thể các quy trình nghiệp vụ hiện nay, xây dựng các quy trình để đảm bảo tính liên thông, liên tục, đáp ứng yêu cầu quản lý từ khâu đầu đến khâu cuối, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế, đồng thời tạo điều kiện để ứng dụng mạnh mẽ CNTT và các công nghệ của Cách mạng công nghiệp 4.0.

Trên cơ sở kết quả tái thiết kế tổng thể quy trình nghiệp vụ, trong giai đoạn 2021-2025, Tổng cục Hải quan xây dựng hệ thống CNTT đáp ứng yêu cầu số hóa quy trình nghiệp vụ.

Thứ hai, triển khai chuyển đổi số trong công tác triển khai Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) và Cơ chế một cửa ASEAN (ASW). Để thực hiện nội dung chuyển đổi số trong triển khai NSW, ASW Tổng cục Hải quan tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành tổ chức triển khai các nội dung sau:

100% các thủ tục hành chính trong lĩnh vực cấp phép, kiểm tra chuyên ngành cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh được thực hiện thông qua NSW.

Xây dựng Nghị định của Chính phủ về việc kết nối và chia sẻ thông tin giữa các cơ quan Chính phủ với các bên liên quan thông qua NSW trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa.

Xây dựng và triển khai hệ thống CNTT theo định hướng tập trung và triển khai NSW, ASW.

Thứ ba, triển khai Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về hải quan. Để xây dựng Đề án này thời gian tới Tổng cục Hải quan sẽ phối hợp với chuyên gia dự án Tạo thuận lợi thương mại (TFP) trong việc tư vấn hỗ trợ khảo sát, lập đề án.

Cùng với việc triển khai 3 nhiệm vụ trọng tâm nêu trên, Tổng cục Hải quan sẽ triển khai các nhiệm vụ trọng tâm liên quan khác như: chuyển đổi số trong công tác quản lý nội Ngành; phát triển các hệ thống nền tảng đáp ứng yêu cầu triển khai hệ thống kết nối, chia sẻ số ngành Hải quan phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu hệ thống thông tin nội ngành theo mô hình kết nối chia sẻ tập trung; chuyển đổi số phục vụ doanh nghiệp XNK; xây dựng các dịch vụ nền tảng để triển khai Chính phủ điện tử cơ quan Hải quan và hoàn thiện nền tảng cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

Tổng cục Hải quan cũng tiếp tục đẩy mạnh việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ của Cách mạng Công nghiệp 4.0 như trí tuệ nhân tạo (AI), kết nối internet vạn vật (IoT), phân tích dữ liệu lớn (Big Data)...

Xin trân trọng cảm ơn Phó Tổng cục trưởng!

Thái Bình (thực hiện)

Tin liên quan

Thủ tướng Chính phủ chỉ thị xây dựng đề án chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương

Thủ tướng Chính phủ chỉ thị xây dựng đề án chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương

(HQ Online) - Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 16/9/2024 về việc xây dựng đề án chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương.
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 75 phát hành ngày 17/9/2024

Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 75 phát hành ngày 17/9/2024

(HQ Online) - Tạp chí Hải quan số 75 (3412) có nhiều tin bài hấp dẫn, trân trọng mời độc giả tìm đọc…
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh là nhiệm vụ cấp bách của doanh nghiệp cảng biển

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh là nhiệm vụ cấp bách của doanh nghiệp cảng biển

(HQ Online) - Cùng với đầu tư máy móc thiết bị hiện đại để tăng công suất khai thác, các cảng biển Việt Nam đã chú trọng chuyển đổi số, hướng tới cảng xanh. Đại tá Bùi Văn Quỳ, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn, Phó Chủ tịch Hiệp hội cảng biển Việt Nam, Chủ tịch hiệp hội cảng biển ASEAN đã chia sẻ về vấn đề này.
Thực hiện Hải quan số là xu thế tất yếu

Thực hiện Hải quan số là xu thế tất yếu

(HQ Online) - Thực hiện Hải quan số, Hải quan thông minh là yêu cầu quan trọng nhằm cụ thể hóa chủ trương của Đảng, chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Tài chính về công tác chuyển đổi số; phù hợp với xu thế và tiến trình cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan.
Sửa đổi, bổ sung kế hoạch chuyển đổi số của ngành Hải quan

Sửa đổi, bổ sung kế hoạch chuyển đổi số của ngành Hải quan

(HQ Online) - Ngày 27/6, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ký ban hành Quyết định 1550/QĐ-TCHQ về sửa đổi, bổ sung Kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Giới thiệu giải pháp chuyển đổi số liên quan đến nghiệp vụ hải quan

Giới thiệu giải pháp chuyển đổi số liên quan đến nghiệp vụ hải quan

(HQ Online) - Công ty Hewlett Packard Enterprise (HPE) vừa phối hợp với Công ty HiPT có buổi trình bày về thông tin, giải pháp chuyển đổi số liên quan đến công tác nghiệp vụ của cơ quan Hải quan.
Hải quan thực hiện 132 dịch vụ công trực tuyến toàn trình

Hải quan thực hiện 132 dịch vụ công trực tuyến toàn trình

(HQ Online) - Trong 214 thủ tục hành chính do cơ quan Hải quan thực hiện, có 132 dịch vụ công trực tuyến toàn trình.
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục nâng cao hiệu quả chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục nâng cao hiệu quả chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan

(HQ Online) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký văn bản yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan.
Hải quan TPHCM chủ động ứng dụng CNTT trong công tác giám sát hải quan

Hải quan TPHCM chủ động ứng dụng CNTT trong công tác giám sát hải quan

(HQ Online) - Để giám sát hiệu quả hàng hóa ra, vào hệ thống kho, bãi, cảng trên địa bàn quản lý, Cục Hải quan TPHCM đã chủ động ứng dụng giám sát bằng hệ thống camera, tăng tỷ lệ soi chiếu.
Yêu cầu hiện đại hóa hệ thống thủ tục hải quan cho thương mại nông sản

Yêu cầu hiện đại hóa hệ thống thủ tục hải quan cho thương mại nông sản

(HQ Online) - Trong Công điện số 13/CĐ-TTg ngày 6/2/2024 về việc tăng cường kết nối logistics thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu cải cách thủ tục, hiện đại hóa hệ thống thủ tục hải quan tạo thuận lợi cho thương mại nông sản.
Đẩy mạnh số hóa và ứng dụng CNTT trong công tác quản lý thuế xuất nhập khẩu

Đẩy mạnh số hóa và ứng dụng CNTT trong công tác quản lý thuế xuất nhập khẩu

(HQ Online) - Những năm qua, sự tăng trưởng của kim ngạch hàng hóa XNK tăng lên nhanh chóng đã khiến khối lượng công việc hàng ngày CBCC Hải quan phải xử lý cũng gia tăng theo tỷ lệ thuận. Trong khi đó, công tác quản lý thuế XNK là một trong những nhiệm vụ quan trọng và ưu tiên của ngành Hải quan. Do đó, thực trạng số hóa và triển khai phần mềm ứng dụng trong công tác quản lý thuế của ngành Hải quan đang là bài toán đặt ra để đáp ứng nhiệm vụ thu đúng, thu đủ thuế cho NSNN.
Công nghệ thông tin hải quan giúp khơi thông dòng chảy hàng hóa xuất nhập khẩu

Công nghệ thông tin hải quan giúp khơi thông dòng chảy hàng hóa xuất nhập khẩu

(HQ Online) - Để tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, khơi thông dòng chảy hàng hóa xuất nhập khẩu, một trong các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Hải quan là đảm bảo vận hành các hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) phục vụ việc khai báo hải quan của doanh nghiệp và nhiệm vụ thông quan hàng hóa của cơ quan Hải quan. Vì vậy, Tổng cục Hải quan đã và đang nỗ lực, tập trung nguồn lực triển khai xây dựng hệ thống CNTT thực hiện hải quan số đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ trong thông quan.
Ngân hàng ICHC Hà Nội chính thức triển khai nộp thuế điện tử và thông quan 24/7

Ngân hàng ICHC Hà Nội chính thức triển khai nộp thuế điện tử và thông quan 24/7

(HQ Online) - Tổng cục Hải quan vừa có thông báo tới các cục hải quan tỉnh, thành phố về ngân hàng phối hợp thu và triển khai nộp thuế điện tử 24/7.
Hải quan Đồng Nai muốn được đi đầu thí điểm triển khai Hải quan số

Hải quan Đồng Nai muốn được đi đầu thí điểm triển khai Hải quan số

(HQ Online) - Cục Hải quan Đồng Nai sẽ đề nghị Tổng cục Hải quan được làm thí điểm đi đầu trong quá trình triển khai thực hiện Hải quan số, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp phối hợp và hưởng ứng để góp phần giúp công tác chuyển đổi số của ngành Hải quan tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Xây dựng Mô hình cửa khẩu thông minh: Hai vấn đề cần nghiên cứu sâu khi phối hợp

Xây dựng Mô hình cửa khẩu thông minh: Hai vấn đề cần nghiên cứu sâu khi phối hợp

(HQ Online) - Theo Cục Hải quan Lạng Sơn, việc xây dựng Mô hình cửa khẩu thông minh là một vấn đề mới, chưa có tiền lệ, còn thiếu cơ sở pháp lý. Theo đó, Mô hình cửa khẩu thông minh phải đồng bộ về cơ sở hạ tầng, dữ liệu thông tin với phía Trung Quốc khi thực hiện vận chuyển hàng hóa không tiếp xúc, không gián đoạn.
Bộ Công Thương: Hơn 300.000 hồ sơ thực hiện trên Cơ chế một cửa quốc gia

Bộ Công Thương: Hơn 300.000 hồ sơ thực hiện trên Cơ chế một cửa quốc gia

(HQ Online) - Bộ Công Thương đã kết nối 16 nhóm dịch vụ công trực tuyến với Cơ chế một cửa quốc gia (VNSW).
Xem thêm
peugeot-viet-nam
cty-toan-phat
banner-hd-bank-hd-dai-han-den-31122024
td-tan-hiep-phat-tra-ql-dien-dan-hq-dn-1292024-den-2892024
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250
thaco-thilogi-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-17-9-2024-den-17-10-2024

Tin mới

TPHCM: Tuyển dụng nhiều lao động những tháng cuối năm

TPHCM: Tuyển dụng nhiều lao động những tháng cuối năm

Theo khảo sát của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM (Falmi), doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng khoảng hơn 80.000 lao động trong quý 4/2024 để phục vụ sản xuất, nhất là trong tình hình đơn hàng đang dồi dào trở lại.
Các tập đoàn, tổng công ty nhanh chóng khôi phục sản xuất sau bão lũ

Các tập đoàn, tổng công ty nhanh chóng khôi phục sản xuất sau bão lũ

Với vai trò “đầu tàu” kinh tế, các tập đoàn, tổng công ty đang nhanh chóng khắc phục thiệt hại, khôi phục sản xuất, kinh doanh sau cơn bão số 3.
Sữa đậu nành Soya Canxi kết nối các thế hệ cùng chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp toàn diện

Sữa đậu nành Soya Canxi kết nối các thế hệ cùng chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp toàn diện

Với nguyên liệu từ đậu nành nguyên chất, Soya Canxi không chỉ là thức uống thơm ngon, bổ dưỡng mà còn được xem như một nhịp cầu kết nối các thế hệ người tiêu dùng, giúp họ cùng chăm sóc dinh dưỡng và sắc đẹp.
Proparco nâng mức tài trợ cho HDBANK lên 100 triệu USD, củng cố mục tiêu phát triển bền vững

Proparco nâng mức tài trợ cho HDBANK lên 100 triệu USD, củng cố mục tiêu phát triển bền vững

Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM (HDBank) và Proparco (Tổ chức Tài chính Phát triển của Pháp) vừa ký kết Hợp đồng tín dụng trị giá 50 triệu USD, đưa tổng giá trị mà Proparco cung cấp cho HDBank đến nay lên 100 triệu USD.
Hải quan TPHCM: Đóng góp ủng hộ đồng bào miền Bắc trên 1,2 tỷ đồng

Hải quan TPHCM: Đóng góp ủng hộ đồng bào miền Bắc trên 1,2 tỷ đồng

Sau khi trao số tiền trên 700 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc bị ảnh hưởng bão, lũ, CBCC Cục Hải quan TPHCM tiếp tục đóng góp thêm hơn 500 triệu đồng.
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024) có các tin chính sau:
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc

(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc

Hết tháng 8, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt 130,78 tỷ USD.
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh

(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh

Quyết định số 2098/QĐ-TCHQ ngày 6/9/2024 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc điều động, bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Phúc Hạnh, Phó Chánh Văn phòng Tổng cục Hải quan giữ chức vụ Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng cục Hải quan kể từ 15/9/2024.
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan

(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan

Trải qua 79 năm xây dựng và trưởng thành, Hải quan Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt trong giai đoạn phát triển kinh tế và hội nhập.
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại

(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại

Hợp tác hải quan đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng, phát triển và duy trì Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) khi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (gọi tắt là ASEAN) trở thành một thị trường đơn nhất, một cơ sở sản xuất và phân phối chung.
Phiên bản di động