e magazine
10:02 | 31/03/2020
MEGASTORY: Hành trình trưởng thành của "người" quản lý ngân quỹ quốc gia

10:02 | 31/03/2020

(HQ Online) - Nếu như Đảng, Nhà nước là "người" lãnh đạo đưa đoàn tàu kinh tế - xã hội Việt Nam phát triển thì Kho bạc Nhà nước (KBNN) chính là người kế toán thầm lặng giúp giữ vững trật tự, kỉ cương ngân sách nhà nước. Trải qua một hành trình dài 30 năm và hơn cả thế nữa, "người" kế toán quản lý ngân quỹ này đã hoàn thiện từng ngày để trưởng thành lớn mạnh, đáp ứng nhiệm vụ ngày một lớn và nặng nề. Hôm nay, hệ thống KBNN là một trong những lực lượng nòng cốt của ngành Tài chính không những làm tốt vai trò quan trọng của người quản lý ngân quỹ quốc gia mà còn theo kịp xu hướng quản lý tiên tiến hiện đại của khu vực và trên thế giới.
.
megastory hanh trinh truong thanh cua nguoi quan ly ngan quy quoc gia

Hành trình trưởng thành của "người" quản lý ngân quỹ quốc gia

Nếu như Đảng, Nhà nước là "người" lãnh đạo đưa đoàn tàu kinh tế - xã hội Việt Nam phát triển thì Kho bạc Nhà nước (KBNN) chính là người kế toán thầm lặng giúp giữ vững trật tự, kỉ cương ngân sách nhà nước. Trải qua một hành trình dài 30 năm và hơn cả thế nữa, "người" kế toán quản lý ngân quỹ này đã hoàn thiện từng ngày để trưởng thành lớn mạnh, đáp ứng nhiệm vụ ngày một lớn và nặng nề. Hôm nay, hệ thống KBNN là một trong những lực lượng nòng cốt của ngành Tài chính không những làm tốt vai trò quan trọng của người quản lý ngân quỹ quốc gia mà còn theo kịp xu hướng quản lý tiên tiến hiện đại của khu vực và trên thế giới.

megastory hanh trinh truong thanh cua nguoi quan ly ngan quy quoc gia

LỜI CỦA BÁC - 'KIM CHỈ NAM' CHO HOẠT ĐỘNG CỦA KBNN

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đối với công tác tài chính. Trong thư gửi Hội nghị cán bộ tài chính ngày 20/2/1952, Người viết: “…chúng ta cần phải ra sức học tập quản lý tài sản quốc gia mà ngành mình phụ trách. đồng thời phải trau dồi đạo đức cách mạng: Chí công vô tư, cần kiệm liêm chính, một lòng một dạ phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, phụng sự kháng chiến: dùng cách thật thà phê bình để tẩy trừ những thói tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu để cùng nhau tiến bộ. Chiến sỹ ta liên tiếp thắng giặc ngoài mặt trận, tôi mong rằng các chú là chiến sỹ kinh tế - tài chính ở hậu phương cũng cố gắng thi đua sửa chữa khuyết điểm, phát triển ưu điểm, vượt mọi khó khăn, làm cho mặt trận kinh tế, tài chính của chúng ta cũng thắng lợi như mặt trận quân sự”.

Có thể thấy, điểm nổi bật trong quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với công tác tài chính là quản lý tài chính phải lấy mục tiêu thúc đẩy sản xuất làm cơ sở, quản lý phải bám sát thực tế, đồng thời không ngừng thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Những lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đó đã được các thế hệ cán bộ công chức KBNN nói riêng, ngành Tài chính nói chung coi là “kim chỉ nam” cho thực hiện nhiệm vụ.

Từ đó, tạo nên một truyền thống quý báu của ngành, đó chính là Đoàn kết – nghĩa tình – chung sức – đồng lòng. Cứ thế, năm này qua năm khác nhiều thế hệ cán bộ công nhân viên kho bạc đã thực hiện theo lời dạy của Bác, tạo nên nền móng vững chắc đưa KBNN vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng giao phó, tô điểm cho thành công chặng đường 30 năm phát triển.

Bạn đọc hãy cùng Báo Hải quan điểm lại những chặng đường lịch sử vẻ vang của hệ thống KBNN!

Những ngày đầu thành lập: Khó khăn không nản

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi vẻ vang, cùng sự ra đời của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 28/8/1945, ngành Tài chính chính thức được thiết lập. Không lâu sau đó, ngày 29/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 75/SL thành lập Nha Ngân khố trực thuộc Bộ Tài chính với kỳ vọng hình thành một cơ quan chuyên môn, phụ trách việc nghiên cứu và giải quyết các vấn đề tài chính – tiền tệ.

Dấu ấn đầu tiên của Nha Ngân khố là việc cho in và lưu hành giấy bạc Việt Nam có in chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh rộng rãi trong cả nước vào cuối năm 1946.

Nha Ngân khố cũng thể hiện vai trò quan trọng của mình trong việc tổ chức phát hành các loại tín phiếu, công trái và công phiếu kháng chiến. Từ đó góp phần giải quyết nhu cầu chi tiêu của cán bộ, bộ đội và nhân dân ở các vùng mới giải phóng; đồng thời, sử dụng làm phương tiện dự trữ của chính quyền địa phương trong trường hợp gián đoạn liên lạc hoặc tạm thời thiếu nguồn tài chính hỗ trợ của trung ương.

Đến những năm đầu thập kỷ 50 của thế kỷ trước, đất nước nói chung và nền tài chính nói riêng đứng trước muôn vàn khó khăn (do nền sản xuất và lưu thông hàng hóa chưa phát triển, thu ngân sách thường xuyên không đủ chi, lạm phát trầm trọng,...).

Trước tình hình đó, ngày 6/5/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc Lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, đồng thời giải thể Nha ngân khố trực thuộc Bộ Tài chính.

megastory hanh trinh truong thanh cua nguoi quan ly ngan quy quoc gia
megastory hanh trinh truong thanh cua nguoi quan ly ngan quy quoc gia
megastory hanh trinh truong thanh cua nguoi quan ly ngan quy quoc gia
megastory hanh trinh truong thanh cua nguoi quan ly ngan quy quoc gia

Để cụ thể hóa chức năng nhiệm vụ của cơ quan quản lý quỹ ngân sách nhà nước, ngày 20/7/1951, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 107/TTg thành lập KBNN đặt trong Ngân hàng Quốc gia Việt Nam.

Trong hơn 10 năm tồn tại và hoạt động (1951 – 1963), hệ thống KBNN đã cùng với Bộ Tài chính và Ngân hàng Quốc gia Việt Nam hoàn thành tốt việc xây dựng, củng cố chế độ tiền tệ độc lập tự chủ và đấu tranh với địch trên mặt trận tài chính – tiền tệ.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (30/4/1975), Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp để quản lý ngân khố của chính quyền Sài Gòn, đồng thời thiết lập bộ phận Kho bạc ở các chi nhánh và chi điếm ngân hàng, đưa công tác quản lý quỹ ngân sách nhà nước ở các tỉnh phía Nam đi vào nề nếp.

megastory hanh trinh truong thanh cua nguoi quan ly ngan quy quoc gia

Có thể thấy trong những năm đầu của công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, khi lực lượng và trình độ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý tài chính – tiền tệ còn thiếu và yếu, thì việc tập trung các bộ phận quản lý tiền tệ - tín dụng và ngân sách vào một đầu mối là cần thiết; đồng thời, thực tiễn đã chứng minh bộ máy này đã đóng góp một phần rất quan trọng để thực hiện thắng lợi các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ trên lĩnh vực tài chính – tiền tệ lúc bấy giờ.

Giai đoạn 1990 – 2000: Củng cố và hoàn thiện

Khi đất nước không còn chiến tranh cũng là lúc đất nước bước vào giai đoạn khắc phục hậu quả và xây dựng kinh tế, phát triển xã hội. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đề ra nhiệm vụ đòi hỏi đất nước bước sang thời kỳ đổi mới toàn diện theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước.

Theo đó, cần phải tách bạch chức năng quản lý ngân sách và chức năng tín dụng, tiền tệ. Thực tế này đặt ra yêu cầu phải cải cách mạnh mẽ công tác quản lý, điều hành ngân sách nhà nước và các quỹ tài chính nhà nước; trong đó, có sự cần thiết phải xây dựng một cơ quan quản lý quỹ ngân sách nhà nước riêng, tách khỏi Ngân hàng Nhà nước và độc lập với chính quyền địa phương để thực hiện tập trung nhanh, đầy đủ các khoản thu; thanh toán kịp thời các nhiệm vụ chi; tổ chức công tác kế toán; theo dõi, giám sát và đánh giá chất lượng, hiệu quả các khoản thu, chi ngân sách nhà nước; tổ chức công tác điều hòa và tạo nguồn vốn để đáp ứng kịp thời các nhu cầu chi cấp bách của nền kinh tế.

megastory hanh trinh truong thanh cua nguoi quan ly ngan quy quoc gia

Ngày 15/10/1988, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Nghị định số 155/HĐBT quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính, trong đó quy định Bộ Tài chính có nhiệm vụ “trực tiếp tổ chức quản lý quỹ ngân sách nhà nước và các quỹ dự trữ tài chính của Nhà nước, kể cả vàng bạc, kim khí quý, đá quý, ngoại tệ của Nhà nước”.

Khi ấy Bộ Tài chính đã bắt tay vào nghiên cứu xây dựng đề án thành lập KBNN trên cơ sở đánh giá thực trạng và khảo sát mô hình tổ chức và hoạt động của hệ thống Tổng cục Kế toán công tại Cộng hòa Pháp (hệ thống tương tự như hệ thống KBNN và được đánh giá là phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam).

Ngay sau khi đề án này được trình Chính phủ, KBNN Kiên Giang và KBNN An Giang là 2 đơn vị đầu tiên được thành lập, trực thuộc Sở Tài chính tỉnh được thí điểm hoạt động, chuyển nhiệm vụ quản lý quỹ ngân sách nhà nước từ ngành Ngân hàng sang ngành Tài chính. Thực tế hoạt động của hai đơn vị này đã chứng minh tính đúng đắn của đề nán nên ngày 4/1/1990, Hội đồng Bộ trưởng đã ký Quyết định số 07/HĐBT thành lập hệ thống KBNN trực thuộc Bộ Tài chính và chính thức tạo nên một mốc son lịch sử đáng nhớ đối với ngành Tài chính nói chung và KBNN nói riêng.

Trong suốt 10 năm kể từ ngày thành lập, hệ thống KBNN đã không ngừng củng cố, kiện toàn và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Chính phủ, Bộ Tài chính giao phó.

megastory hanh trinh truong thanh cua nguoi quan ly ngan quy quoc gia

Giai đoạn 2001-2010: Vững bước phát triển

Sau 10 năm hình thành, đến giai đoạn những năm đầu của thế kỷ 21, KBNN đã có nền tảng hoạt động vững chắc, khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong quản lý tài chính, ngân sách.

Tuy nhiên, giai đoạn này công tác cải cách trong bộ máy hành chính nhà nước diễn ra mạnh mẽ, trong đó ngành Tài chính cũng không ngoại lệ. Trong bối cảnh đó, Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020, hoạt động của hệ thống KBNN (trong giai đoạn 2001 – 2010) đã được đề ra với mục tiêu phát triển theo hướng cải cách hiện đại hóa.

Công tác thu ngân sách nhà nước đã được cải cách theo hướng đơn giản thủ tục hành chính, giảm thiểu thời gian và thủ tục nộp tiền cho người nộp thuế. Đáng chú ý, giai đoạn 1 của dự án Hiện đại hóa thu ngân sách nhà nước đã được hoàn thành, qua đó các đơn vị KBNN, cơ quan Thuế, Hải quan, Tài chính đã bắt đầu thực hiện trao đổi thông tin thu ngân sách trên phạm vi từng địa phương.

megastory hanh trinh truong thanh cua nguoi quan ly ngan quy quoc gia

Song song với công tác thu, kiểm soát chi ngân sách nhà nước cũng được đổi mới dần theo mô hình giao dịch viên “1 cửa, từng bước thống nhất đầu mối và quy trình kiểm soát chi ngân sách nhà nước. Ở giai đoạn này, thủ tục hành chính được tăng cường cải cách theo hướng đơn giản, rõ ràng, minh bạch về hồ sơ, chứng từ, nội dung kiểm soát, song song với việc áp dụng cơ chế quản lý cam kết chi ngân sách nhà nước, từ đó giúp KBNN phát hiện, ngăn chặn kịp thời các khoản chi không đúng chế độ quy định và bước đầu giảm thiểu tình trạng nợ đọng thanh toán, đặc biệt là trong lĩnh vực chi đầu tư xây dựng cơ bản, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, trách nhiệm và kỷ luật tài chính của các cơ quan, đơn vị có liên quan.

Công tác quản lý ngân quỹ nhà nước trong giai đoạn này đã luôn đảm bảo an toàn, đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu thanh toán chi trả cho các đơn vị giao dịch, mặt khác, KBNN cũng tiếp tục sử dụng nguồn ngân quỹ tạm thời nhàn rỗi để tạm ứng cho ngân sách nhà nước, tạo tiền đề cho việc nghiên cứu cải cách công tác quản lý ngân quỹ nhà nước theo hướng an toàn, hiệu quả trong giai đoạn sau.

Về công tác phát hành trái phiếu Chính phủ, cùng với việc phối hợp với các đơn vị có liên quan hoàn thiện cơ chế, chính sách, KBNNcũng đã tổ chức tốtcông tác huy động vốn, cơ bản đáp ứng nhu cầu bù đắp bội chi ngân sách nhà nước hàng năm. Trong giai đoạn 2001 – 2010, KBNNđã tổ chức huy động được 408.161 tỷ đồng).

Một thành tựu nữa của hệ thống KBNN trong giai đoạn này chính là chủ trì triển khai Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS). Đây là dự án sử dụng nguồn vốn ODA của Ngân hàng Thế giới, có quy mô rất lớn trong lĩnh vực tài chính công không chỉ ở Việt Nam mà trên cả phạm vi quốc tế.

Trong giai đoạn này, KBNN đã sớm bắt tay vào nghiên cứu xây dựng Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 với những cải cách mạnh mẽ về cả chức năng, nhiệm vụ, mô hình tổ chức và công nghệ quản lý. Đây là bước tiến rất quan trọng trong sự chuyển mình của hệ thống KBNN.

Ngày 21/8/2007 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 138/2007/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020. Từ đó, KBNN tiếp tục hoàn thiện, bổ sung chức năng, nhiệm vụ; sắp xếp cơ cấu lại tổ chức bộ máy theo Quyết định số 108/2009/QĐ-TTg ngày 26/8/2009 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN trực thuộc Bộ Tài chính.

Giai đoạn 2011 đến nay: Cải cách, đổi mới hướng tới hiện đại hoá

Tiếp đà phát triển của giai đoạn trước từ năm 2011, hệ thống KBNN tiếp tục kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức cải cách, hiện đại hóa theo định hướng Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020. Đến nay, hệ thống KBNN đã đạt được một số kết quả nổi bật như sau:

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thu, chi NSNN gắn với ứng dụng công nghệ thông tin, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân người nộp thuế, các đơn vị sử dụng NSNN, các chủ đầu tư. Từ đó đảm bảo công khai, minh bạch trong các hoạt động thu chi NSNN, rút gắn thời gian thực hiện, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng từ nguồn vốn NSNN, đảm bảo an toàn tiền, tài sản của nhà nước.

megastory hanh trinh truong thanh cua nguoi quan ly ngan quy quoc gia
megastory hanh trinh truong thanh cua nguoi quan ly ngan quy quoc gia
megastory hanh trinh truong thanh cua nguoi quan ly ngan quy quoc gia
megastory hanh trinh truong thanh cua nguoi quan ly ngan quy quoc gia

Công tác phát hành trái phiếu Chính phủ tiếp tục được đổi mới và cải cách ngày càng minh bạch, theo nguyên tắc thị trường. Kỳ hạn Trái phiếu Chính phủ được kéo dài phù hợp với mục tiêu quản lý nợ bền vững. Lãi suất Trái phiếu Chính phủ giảm dần, đứng thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á, giúp tiết kiệm chi phí nợ vay của NSNN, mặt khác dần trở thành lãi suất chuẩn trên thị trường tài chính.. Bên cạnh đó, KBNN thực hiện các nghiệp vụ tái cơ cấu nợ thông qua hoán đổi trái phiếu Chính phủ nhằm tăng thanh khoản cho trái phiếu Chính phủ, giảm các đỉnh nợ trong ngắn hạn.

Đối với công tác kế toán và báo cáo, quyết toán ngân sách nhà nước, trong giai đoạn này KBNN tiếp tục hoàn thiện chế độ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ KBNN thống nhất, đồng thời từng bước kế toán các khoản nợ trong nước của Chính phủ và chính quyền các cấp, nâng cao chất lượng và tính toàn diện trong việc cung cấp thông tin về tình hình tài chính – ngân sách, phục vụ tốt yêu cầu quản lý, điều hành ngân sách nhà nước của cơ quan tài chính và chính quyền các cấp. Bên cạnh đó, từ năm 2015, KBNN đã tiếp nhận và triển khai tốt nhiệm vụ tổng hợp báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hằng năm, để trình Bộ Tài chính, trình Chính phủ và Quốc hội thông qua với tỷ lệ tán thành cao.

Cùng với việc quản lý, vận hành hệ thống TABMIS thông suốt, hàng loạt các chương trình hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ thông tin được thực hiện rất hiệu quả như: Hệ thống quản lý thu NSNN;Hệ thống thanh toán song phương điện tử tập trung; Thanh toán điện tử liên ngân hàng; Hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho các đơn vị sử dụng NSNN...Với việc ngày càng hoàn thiện về hệ thống thông tin kết nối các nghiệp vụ được thông suốt, KBNN đã được Bộ Tài chính đánh giá là một trong những đơn vị của Bộ đi đầu về cải cách hành chính, hiện đại hóa và đang tiến dần đến mục tiêu Kho bạc điện tử.

Tổ chức nội dung: Ánh Hồng- Thùy Linh- Thanh Lan
Infographics: Hồng Vân
Đồ họa: Vũ Đạt - Mạnh Hùng

.

Phiên bản di động