e magazine
20:30 | 01/02/2023
MEGASTORY: Chuyển đổi số - Hướng đi tất yếu của nền tài chính thông minh

20:30 | 01/02/2023

(HQ Online) - Chuyển đổi số trong lĩnh vực Tài chính là một trong những yếu tố then chốt để thực hiện Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020. Với những bước tiến mạnh mẽ trong chuyển đối số, ngành Tài chính đã và đang xây dựng nền tảng vững chắc cho công cuộc số hóa hoàn toàn nền tài chính quốc gia, hướng tới xây dựng nền tài chính thông minh, đóng góp tích cực cho công cuộc số hóa nền kinh tế.
MEGASTORY: Chuyển đổi số - Hướng đi tất yếu của nền tài chính thông minh

Chuyển đổi số trong lĩnh vực Tài chính là một trong những yếu tố then chốt để thực hiện Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020. Với những bước tiến mạnh mẽ trong chuyển đối số, ngành Tài chính đã và đang xây dựng nền tảng vững chắc cho công cuộc số hóa hoàn toàn nền tài chính quốc gia, hướng tới xây dựng nền tài chính thông minh, đóng góp tích cực cho công cuộc số hóa nền kinh tế.

MEGASTORY: Chuyển đổi số - Hướng đi tất yếu của nền tài chính thông minh
Khai trương Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài.
MEGASTORY: Chuyển đổi số - Hướng đi tất yếu của nền tài chính thông minh

Nói đến công cuộc chuyển đổi, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) của ngành Tài chính không thể không kể đến bề dày thành tích: liên tục dẫn đầu bảng xếp hạng Vietnam ICT Index (chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT khối các bộ, ngành do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Tin học Việt Nam đánh giá và công bố từ năm 2013 đến năm 2019; 2 năm liên tiếp (2020-2021) dẫn đầu bảng xếp hạng mức độ chuyển đổi số khối các bộ, ngành cung cấp dịch vụ công; năm 2018, Bộ Tài chính là cơ quan đầu tiên của Chính phủ Việt Nam được Tổ chức Công nghiệp Điện toán châu Á - châu Đại Dương (ASOCIO) trao tặng giải thưởng quốc tế “Tổ chức ứng dụng CNTT xuất sắc khu vực châu Á, châu Đại Dương” tại Tokyo, Nhật Bản. Đây là những minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng nghỉ của Bộ Tài chính, đồng thời là động lực để Bộ Tài chính tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong thời gian tới.

Để có được thành quả ấy, ngành Tài chính đã có sự chuẩn bị và có tầm nhìn chiến lược từ hơn 30 năm về trước. Khi nền kinh tế Việt Nam mới bước vào giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới được 3 năm, mọi thứ còn đang bỡ ngỡ, mới mẻ thì ngành Tài chính đã đặt vấn đề ứng dụng CNTT vào trong hoạt động của mình bằng quyết định thành lập Tổ nghiên cứu Đề án tổ chức hệ thống tin học ngành Tài chính (ngày 22/10/1989.

MEGASTORY: Chuyển đổi số - Hướng đi tất yếu của nền tài chính thông minh
Ngành Tài chính đã chủ động cho công cuộc chuyển đổi số từ rất sớm.

Mặc dù mới sơ khai nhưng quyết định này đã đặt viên gạch đầu tiên cho ứng dụng CNTT của Ngành và tạo cú huých để sau đó chưa đến 1 năm (ngày 9/5/1990), Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng đã ký Công văn số 1377/PPLT cho phép Bộ Tài chính trang bị hệ thống tin học cho công tác quản lý tài chính của Ngành, thực hiện trong 3 năm và ngày 21/12/1990, Bộ trưởng Bộ Tài chính ký Quyết định số 641/TC/TCCB thành lập Ban Quản lý các công trình ứng dụng tin học vào công tác quản lý tài chính để triển khai chỉ đạo của Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng.

Từ đó đến nay, cùng với sự phát triển và hội nhập mạnh mẽ của nền kinh tế nước nhà, đặc biệt là sự phát triển như vũ bão của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, nhu cầu ứng dụng CNTT ngày càng trở nên cấp bách. Là một Bộ quản lý nhà nước đa ngành, đa lĩnh vực với bộ máy ngành dọc của các đơn vị trực thuộc rất lớn bao trùm khắp cả nước và có những đặc thù, chuyên môn riêng như: Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Dự trữ Nhà nước, hệ thống Kho bạc Nhà nước, hệ thống Ủy ban Chứng khoán Nhà nước… nên nhu cầu ứng dụng CNTT, chuyển đổi số luôn là nỗi trăn trở của nhiều thế hệ lãnh đạo Ngành bởi chỉ có chuyển đổi số mới giúp “siêu Bộ” giải bài toán quản lý từ phân tán sang tập trung, xây dựng được hạ tầng chung cho các đơn vị cùng khai thác. Trên hạ tầng đó, mỗi đơn vị vẫn có thể hoạt động độc lập, đồng thời vẫn có “mặt bằng” để trao đổi thống nhất thông tin với nhau.

Đây là cũng lý do tại sao mà Bộ Tài chính luôn là một trong những bộ, ngành tiên phong chủ động triển khai lộ trình chuyển đổi số. Ngay từ năm 2018, Bộ đã xây dựng Kiến trúc chính phủ điện tử và năm 2020 đổi thành Kiến trúc tổng thể hướng tới Bộ Tài chính số với mục tiêu thiết lập hệ sinh thái tài chính số, trong đó Chính phủ số đóng vai trò kiến tạo, kết nối với các đơn vị thông qua việc mở, chia sẻ dữ liệu nền tảng số hóa. Tới năm 2022, Bộ Tài chính tiếp tục ban hành một kế hoạch chuyển đổi số dài hơi hơn, đầy tham vọng.

MEGASTORY: Chuyển đổi số - Hướng đi tất yếu của nền tài chính thông minh

Một trong những thành tựu nổi bật trong công cuộc chuyển đổi số của ngành Tài chính phải kể đến là hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) phục vụ người dân, doanh nghiệp. Tính đến thời điểm hiện tại, Bộ Tài chính đã cung cấp 813 DVCTT, trong đó, hơn 409 DVCTT mức độ 4 gồm 215 DVCTT liên quan đến lĩnh vực Hải quan, 99 DVCTT liên quan đến lĩnh vực Thuế, 57 DVCTT liên quan đến lĩnh vực Chứng khoán, còn lại là DVCTT thuộc các lĩnh vực khác. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã xây dựng và cung cấp nhiều chương trình, ứng dụng phục vụ người dân, doanh nghiệp như hóa đơn điện tử, nộp thuế điện tử qua eTax-Mobile, Hải quan điện tử với 5E (E- Declaration (khai báo hải quan điện tử); E-Manifest (trao đổi thông tin trước khi hàng đến), E-Payments (thanh toán thuế điện tử), E-C/O (giấy chứng nhận xuất xứ điện tử), E-Permits (thực hiện qua Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN), …

MEGASTORY: Chuyển đổi số - Hướng đi tất yếu của nền tài chính thông minh
Dịch vụ công trực tuyến của ngành Tài chính là công cụ hỗ trợ tích cực cho người dân, doanh nghiệp.

Thành tựu thứ hai là dần hình thành các kho cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ các nhiệm vụ quản lý thuộc phạm vi của Bộ Tài chính. Đến nay, Bộ Tài chính đã có 12 kho cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ cho 12 lĩnh vực quan gồm: ngân sách nhà nước, thuế, kho bạc, hải quan, chứng khoán, dự trữ, giá, bảo hiểm, nợ công, tài sản công, tài chính doanh nghiệp, danh mục dùng chung. Các kho cơ sở dữ liệu này đã phục vụ đắc lực cho lãnh đạo Bộ Tài chính trong công tác chỉ đạo điều hành về tài chính – ngân sách cũng như cung cấp, chia sẻ dữ liệu ra bên ngoài phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành chung của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Thành tựu thứ ba là triển khai nhiều hệ thống ứng dụng lớn phục vụ cho hoạt động quản lý nội ngành, như chương trình quản lý văn bản điều hành ngành Tài chính (EdocTC), tích hợp Hệ thống hỏi đáp chính sách tài chính trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính…

Có thể nói, sự chủ động triển khai các hoạt động chuyển đổi số của ngành Tài chính không chỉ mang lại hiệu quả cho toàn xã hội, góp phần rút ngắn thời gian làm thủ tục thuế, hải quan, giảm thiểu giấy tờ, thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, người dân mà còn giúp công tác điều hành nội Ngành tiệm cận với công tác quản lý tiên tiến, hiện đại.

MEGASTORY: Chuyển đổi số - Hướng đi tất yếu của nền tài chính thông minh
MEGASTORY: Chuyển đổi số - Hướng đi tất yếu của nền tài chính thông minh
MEGASTORY: Chuyển đổi số - Hướng đi tất yếu của nền tài chính thông minh

Ngày 21/3/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 368/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Tài chính đến năm 2030. Tại Quyết định này, một trong những nhiệm vụ được đặt ra đến năm 2030 là đẩy mạnh ứng dụng CNTT và nền tảng Tài chính số, thực hiện hiện đại hóa nền tài chính quốc gia với mô hình Hải quan số, Hải quan thông minh; phát triển hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kế toán nhà nước số, góp phần hình thành Kho bạc số… nhằm mục tiêu dẫn đầu trong thực hiện Chính phủ số. Quyết định này đã tạo cú huých mạnh cho khát vọng chuyển đổi số của ngành Tài chính.

MEGASTORY: Chuyển đổi số - Hướng đi tất yếu của nền tài chính thông minh
Ngành Tài chính đặt ra nhiều mục tiêu trong chuyển đổi số.

Sau khi Chiến lược Tài chính đến năm 2030 được phê duyệt, Bộ Tài chính đã ký Quyết định 1484/QĐ-BTC ban hành Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Tài chính đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 nhằm cụ thể hóa Chiến lược. Theo Kế hoạch này, mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025 là xây dựng Tài chính điện tử, Tài chính số dựa trên dữ liệu và dữ liệu mở, hệ sinh thái Tài chính số. Tới năm 2030, phấn đấu thiết lập hệ thống tài chính số hóa hoàn toàn và nền tài chính thông minh với 4 lĩnh vực trọng tâm chính: quản lý thuế chặt chẽ, tránh trục lợi thuế và cung cấp tiện ích tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp; hải quan thông minh; kho bạc số 3 “không”; chuyển đổi số mạnh mẽ thị trường chứng khoán.

MEGASTORY: Chuyển đổi số - Hướng đi tất yếu của nền tài chính thông minh

Để đạt mục tiêu trên, cùng với Chiến lược Tài chính đến năm 2030, một loạt chiến lược của các lĩnh vực trọng tâm cũng đã được phê duyệt và ban hành như: Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2030, Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 và Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030... Các chiến lược này đã đặt ra các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể về chuyển đổi số cho từng Ngành.

MEGASTORY: Chuyển đổi số - Hướng đi tất yếu của nền tài chính thông minh
MEGASTORY: Chuyển đổi số - Hướng đi tất yếu của nền tài chính thông minh
MEGASTORY: Chuyển đổi số - Hướng đi tất yếu của nền tài chính thông minh
Kích hoạt hệ thống hóa đơn điện tử toàn quốc ngày 21/4/2022.
MEGASTORY: Chuyển đổi số - Hướng đi tất yếu của nền tài chính thông minh

MEGASTORY: Chuyển đổi số - Hướng đi tất yếu của nền tài chính thông minh
Nhiều mục tiêu lớn cho chuyển đổi số ngành Hải quan

MEGASTORY: Chuyển đổi số - Hướng đi tất yếu của nền tài chính thông minh

Việc chủ động nghiên cứu, chuẩn bị và xây dựng những điều kiện cần và đủ cho Hệ sinh thái Tài chính số hiện đại đến năm 2030 của ngành Tài chính toàn diện tới mức, ngay từ cuối năm 2020, tại Diễn đàn cấp cao Công nghệ thông tin – truyền thông Việt Nam, TS. Nguyễn Việt Hùng, Phó Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê Tài chính (Bộ Tài chính) đã tự tin khẳng định, việc xây dựng xong Hệ sinh thái Tài chính số hiện đại là không quá tham vọng bởi ngành Tài chính đã có sự chuẩn bị tương đối đầy đủ về hành lang pháp lý cũng như hạ tầng số (bao gồm hạ tầng kết nối, hạ tầng thiết bị, hạ tầng dữ liệu, hạ tầng ứng dụng, hạ tầng phát triển công nghệ) đối với Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và công cuộc chuyển đổi số của Ngành.

MEGASTORY: Chuyển đổi số - Hướng đi tất yếu của nền tài chính thông minh

Có thể nói, Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Tài chính đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 là văn bản quan trọng có tầm chiến lược của ngành Tài chính về chuyển đổi số, hướng tới nền Tài chính thông minh, quy hoạch tổng thể hệ sinh thái số của ngành Tài chính theo hướng đáp ứng 3 trụ cột chính của chuyển đối số quốc gia là Chính phủ số, xã hội số và kinh tế số.

Theo đó, hệ sinh thái Tài chính số phải có năng lực xây dựng, tích hợp, chia sẻ dữ liệu tài chính ngân sách công cho nhiều đối tượng theo pháp luật, được tiếp cận nhanh chóng dựa trên môi trường mạng. Người dân, doanh nghiệp có thể khai thác những dữ liệu tài chính, ngân sách để sinh ra những dịch vụ số phù hợp mô hình kinh doanh, nhu cầu của doanh nghiệp, cá nhân nhanh nhất, qua đó tối ưu hóa kế hoạch kinh doanh.

MEGASTORY: Chuyển đổi số - Hướng đi tất yếu của nền tài chính thông minh
Bộ Tài chính nhiều năm liền dẫn đầu chỉ số sẵn sàng ứng dụng CNTT, chuyển đổi số.
MEGASTORY: Chuyển đổi số - Hướng đi tất yếu của nền tài chính thông minh

Tuy nhiên, để Việt Nam đạt được mức độ đồng bộ trong phát triển 3 trụ cột trên, nếu chỉ có một ngành bứt phá thì không thể phát triển được, do đó cần thiết phải có sự chuyển đổi số đồng đều ở các ngành khác như giao thông, y tế, giáo dục, công thương, du lịch... Bên cạnh đó, nếu có quá nhiều rào cản, bất cập về mặt quy trình, thủ tục thì tốc độ chuyển đổi số sẽ chậm, hiệu quả cũng không cao.

Hiện nay, về cơ chế chính sách, mặc dù ở tầm vĩ mô đã có một hành lang pháp lý tương đối đầy đủ, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức cho công cuộc chuyển đổi số ngành Tài chính. Theo đó, các cơ chế chính sách về quản lý, đầu tư, ứng dụng CNTT và triển khai chuyển đổi số còn nhiều quy trình thủ tục, mất nhiều thời gian, chưa đáp ứng được đòi hỏi phải nhanh chóng, kịp thời.

Bên cạnh đó, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn nghiên cứu triển khai ứng dụng các sản phẩm công nghệ số của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, tuy nhiên chưa có quy định về đơn giá, định mức cho các sản phẩm định mức này, do vậy, công tác xây dựng dự toán còn gặp nhiều khó khăn.

Ngoài ra, Bộ Tài chính còn gặp một thách thức lớn là thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao cho chuyển đổi số. Nguồn nhân lực này đang bị suy giảm tại hầu khắp các đơn vị trực thuộc do thu nhập thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động trong lĩnh vực công nghệ số, trong khi đó chưa có chính sách thúc đẩy thu hút nguồn nhân lực chuyển đổi số chất lượng cao.

MEGASTORY: Chuyển đổi số - Hướng đi tất yếu của nền tài chính thông minh
MEGASTORY: Chuyển đổi số - Hướng đi tất yếu của nền tài chính thông minh
Công bố và kích hoạt Cổng thông tin điện tử kết nối với sàn thương mại điện tử trong nước ngày 15/12/2022.

Để đạt được mục tiêu đã đề ra, tại Kế hoạch Chuyển đổi số ngành Tài chính đến 2025, định hướng 2030, Bộ Tài chính đã xác định tổng cộng hơn 100 nhiệm vụ, trong đó tập trung phát triển trên 5 mặt cốt lõi gồm phát triển hạ tầng, phát triển các ứng dụng dịch vụ số, phát triển các cơ sở dữ liệu, phát triển các nền tảng, hệ thống, triển khai các giải pháp an toàn bảo mật thông tin.

MEGASTORY: Chuyển đổi số - Hướng đi tất yếu của nền tài chính thông minh

Có thể nói, chuyển đổi số là hướng đi tất yếu của nền kinh tế Việt Nam nói chung, ngành Tài chính nói riêng, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với các nước trong khu vực và trên thế giới cùng sức ép của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Trong quá trình đó, ngành Tài chính đã chủ động chuẩn bị mọi mặt và đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Với mục tiêu cuối cùng là xây dựng phương thức quản lý điều hành hiện đại, xây dựng nền Tài chính số, Tài chính thông minh hướng tới phục vụ tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp, tin tưởng công cuộc chuyển đổi số ngành Tài chính sẽ viết tiếp những thành công mới, là bước đột phá giúp hoàn thành các mục tiêu của Chiến lược Tài chính đến 2030.

MEGASTORY: Chuyển đổi số - Hướng đi tất yếu của nền tài chính thông minh
MEGASTORY: Chuyển đổi số - Hướng đi tất yếu của nền tài chính thông minh

Thu Hiền

Phiên bản di động