Facebook Twitter youtube Tiktok

Châu Âu với chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Đức công bố chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Châu Âu khác Bộ Tứ kim cương thế nào trong cách tiếp cận Trung Quốc?
Vì sao châu Âu ngày càng xa cách với Trung Quốc?
“Tấn công quyến rũ” thất bại, Trung Quốc chật vật tìm công thức mới với EU
Làm đúng chuẩn, gạo Việt Nam có thể xuất khẩu với giá 3.000 – 4.000 USD/tấn
Những nội dung cần biết về quy tắc xuất xứ hàng hoá khi thực hiện EVFTA
EU với Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Ảnh: AEI.
EU với Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Ảnh: AEI.

Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương được đánh giá là khu vực đang đóng vai trò then chốt của tình hình địa chính trị thế giới hiện nay và đang là “điểm đến” sôi động của ngoại giao quốc tế. Đức – với vai trò chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu (EU) vừa công bố hướng dẫn chính sách hướng tới khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Pháp cũng vừa tiến hành cuộc đối thoại đầu tiên với các đối tác Ấn Độ và Australia với trọng tâm nhấn mạnh hợp tác trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Vậy điều gì khiến các nước châu Âu “chuyển hướng” chính sách và dành sự quan tâm đến khu vực này ở thời điểm hiện nay? Ưu tiên của châu Âu trong hợp tác với các nước ở Ấn Độ- Thái Bình Dương có gì đáng chú ý?

Đức công bố chính sách hướng tới Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

Một chi tiết rất đáng chú ý đó là việc cách đây không lâu, chính phủ Đức đã công bố một hướng dẫn về chính sách của nước này với khu vực Ấn Đô-Thái Bình Dương. Đây là một sự kiện rất quan trọng, có thể coi là một cột mốc cực kỳ lớn về chính sách đối ngoại của nước Đức nói riêng và châu Âu nói chung. Thứ nhất, việc nước Đức đưa ra các đường hướng chiến lược với Ấn Độ-Thái Bình Dương là một bước đi nữa khẳng định một thực tế đã được định hình từ 2 năm qua tại châu Âu, đó là nước Đức đang thức tỉnh trong vai trò của một cường quốc địa chính trị, chứ không còn đơn thuần là một cường quốc kinh tế. Đây là điều hết sức đặc biệt bởi trong suốt nhiều thập kỷ qua, nước Đức thường giữ đường lối đối ngoại quốc phòng khá kín tiếng, ít khi chủ động can dự và gánh vác trách nhiệm trong các vấn đề quốc tế. Ưu tiên lớn nhất của các đời chính phủ Đức nhiều năm qua là ngoại giao kinh tế, mở rộng giao thương để phục vụ nhu cầu xuất khẩu của Đức. Đức là cường quốc kinh tế số 1 châu Âu, thứ 4 thế giới và là cường quốc xuất khẩu hàng đầu thế giới. Nói cách khác là trong nhiều năm trời, nước Đức không nuôi dưỡng một tham vọng chính trị lớn tương ứng với sức mạnh kinh tế của mình.

Tuy nhiên, trong 2-3 năm gần đây, tư duy đối ngoại của nước Đức đã thay đổi rõ rệt, vì hai nguyên nhân. Thứ nhất, việc ông Donald Trump lên làm Tổng thống Mỹ đã làm rạn nứt nghiêm trọng mối quan hệ đồng minh truyền thống giữa Mỹ với các nước châu Âu, đặc biệt là Đức. Chính quyền của ông Trump trong vài năm qua rất nhiều lần tấn công nước Đức, chỉ trích Đức đóng góp ít ngân sách quốc phòng cho NATO, rồi đe dọa chiến tranh thương mại với Đức do thặng dư thương mại của Đức với Mỹ quá lớn, và mới nhất là việc Mỹ rút hơn 10 ngàn quân đồn trú khỏi Đức… Tất cả những điều này khiến các chính trị gia Đức nhận ra rằng, một trật tự cũ đang rạn nứt, nước Đức không còn có thể dựa dẫm quá nhiều vào Mỹ và đã đến lúc nước Đức phải đứng lên gánh vác các nghĩa vụ chính trị lớn hơn, vì lợi ích của châu Âu và của chính nước Đức. Điều này giải thích cho việc chính phủ Đức đã sát cánh cùng Pháp trong việc tiến hành các dự án quốc phòng chung như phát triển máy bay chiến đấu và xe tăng thế hệ mới, đẩy mạnh sự độc lập về an ninh của châu Âu, giảm phụ thuộc vào Mỹ.

Lý do thứ hai cho sự thay đổi của Đức, đó là mối đe dọa ngày càng lớn đến từ sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc. Giới tinh hoa chính trị Đức cho rằng Trung Quốc dù là một đối tác kinh tế quan trọng nhất với Đức nhưng lại là đối thủ khác biệt về bản chất, về mô hình phát triển và Trung Quốc cũng đe dọa phá vỡ sự ổn định của châu Âu. Do đó, để không bị kẹt lại trong cuộc chiến siêu cường giữa Mỹ và Trung Quốc, cộng thêm mối đe dọa an ninh luôn thường trực từ Nga, nước Đức cũng như nhiều nước châu Âu ý thức được rằng châu Âu phải trưởng thành về địa chính trị, phải đứng ra đương đầu với thách thức để giữ vững vai trò của mình. Tất cả những điều đó tạo nên sự thay đổi trong tư duy đối ngoại của Đức và việc Đức ra hướng dẫn chính sách về Ấn Độ-Thái Bình Dương là nằm trong lộ trình đó. Đức nêu rất rõ rằng Ấn Độ-Thái Bình Dương là trung tâm quyền lực tương lai của thế giới, là nơi chiếm đến hơn 50% dân số, gần 40% GDP của toàn thế giới và là nơi có các nền kinh tế phát triển năng động nhất thế giới. Đó cũng là nơi có các tuyến hàng hải quan trọng nhất với thương mại quốc tế và vì thế, bất cứ bất ổn an ninh nào tại khu vực này cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến một cường quốc xuất khẩu như Đức. Vì thế, sự can dự của Đức và châu Âu vào khu vực này là để bảo vệ lợi ích của chính mình cũng như bảo vệ vai trò của châu Âu như là một cực quyền lực trong quan hệ quốc tế.

Ưu tiên của châu Âu, khác biệt với Bộ Tứ kim cương (Mỹ-Nhật-Ấn-Úc)

Trên thực tế, Liên minh châu Âu với tư cách là một khối gồm 27 nước thành viên chưa hề có một chính sách đối ngoại và an ninh chung đối với khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, mặc dù trong 1-2 năm qua, châu Âu ngày càng ý thức rõ hơn về một chiến lược hành động chung. Trong số các nước châu Âu, Pháp là nước đi đầu và có các chiến lược rõ ràng nhất tại Ấn Đô-Thái Bình Dương. Cách đây 2 năm Pháp đã ra chiến lược quốc phòng tại Ấn Độ-Thái Bình Dương và nhiều học giả cho rằng, cụm từ Ấn Độ-Thái Bình Dương là do các nhà chiến lược Pháp đưa ra, sau này mới được chính quyền Mỹ của ông Donald Trump phát triển thêm.

Khác với Đức, Pháp tự nhìn nhận mình là một cường quốc có liên quan tại Ấn Độ-Thái Bình Dương bởi Pháp có 13 vùng lãnh thổ hải ngoại tại Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, với 1,6 triệu dân và vùng đặc quyền kinh tế rộng đến 9 triệu km2. Do đó Pháp có những tham vọng và mục tiêu lớn tại khu vực này, với mức độ can dự trực tiếp cao hơn nhiều so với các nước châu Âu khác. Pháp muốn hiện diện nhiều hơn vào các cấu trúc an ninh khu vực để bảo vệ lợi ích trực tiếp của mình. Pháp cũng đang duy trì quan hệ quốc phòng-an ninh với nhiều nước lớn trong khu vực, đặc biệt là Ấn Độ, thông qua nhiều hợp đồng bán vũ khí lớn. Ưu tiên của Pháp tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương vừa là duy trì ổn định và gia tăng ảnh hưởng và khác với Đức là có tham vọng chính trị ít hơn tiềm lực kinh tế, Pháp luôn muốn duy trì vị thế ngoại giao và quốc phòng của mình trên thế giới.

Các nước châu Âu khác, như Đức, thì ưu tiên tham dự vào việc định hình cấu trúc an ninh khu vực, để không bị động khi xảy ra các biến động lớn. Đức cũng ưu tiên khía cạnh kinh tế hơn khi tuyên bố muốn đẩy mạnh các hiệp định tự do thương mại với các nước, đặc biệt là các nước ASEAN. Ngoài ra, Đức và EU cũng muốn ưu tiên phát triển hợp tác với khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu như chống biến đổi khí hậu, ngăn chặn ô nhiễm ở các đại dương và ngay trước mắt là việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu nhằm tránh bị động khi gặp các khủng hoảng lớn như đại dịch Covid-19.

Điểm khác biệt lớn nhất về chính sách của các nước châu Âu so với “bộ Tứ kim cương” tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, đó là cách tiếp cận với Trung Quốc. “Bộ tứ kim cương” do Mỹ dẫn đầu thể hiện các ý đồ rất rõ ràng về việc bao vây, kiềm chế Trung Quốc, do đó thiên về khía cạnh an ninh-quốc phòng hơn. Trong khi đó mặc dù nhận thức của châu Âu nói chung và các nước Đức, Pháp nói riêng về Trung Quốc cũng đã thay đổi nhiều do đại dịch Covid-19 nhưng châu Âu vẫn muốn duy trì một quan hệ vừa hợp tác-vừa đấu tranh với Trung Quốc, chứ không muốn đi theo hướng đối đầu mà nhóm “Bộ Tứ kim cương” đang tiến hành.

Tác động lên môi trường địa chính trị

Trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, có hai cường quốc trung tâm có vai trò chi phối lớn đối với an ninh khu vực là Trung Quốc và Ấn Độ. Đây không chỉ là hai quốc gia đông dân nhất thế giới mà theo dự đoán là trong 2-3 thập kỷ tới cũng sẽ là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trung tâm quyền lực của thế giới đã và đang dịch chuyển về Ấn Độ-Thái Bình Dương, với quá nhiều các cuộc cạnh tranh đan xen, từ cạnh tranh siêu cường Mỹ-Trung, cạnh tranh khu vực Trung Ấn, Trung-Nhật… cho đến các tranh chấp về lãnh thổ ở biển Hoa Đông và biển Đông, cộng thêm các điểm nóng xung đột như bán đảo Triều Tiên, Đài Loan… Do đó, đây sẽ là khu vực định hình trật tự thế giới trong thế kỷ 21. Trên thực tế thì trật tự cũ được hình thành sau Chiến tranh Lạnh đang dần tan rã, do đó trong tiến trình hình thành trật tự mới, chắc chắn sẽ có những va chạm, xung đột. Việc hầu như mọi cường quốc thế giới đổ về cạnh tranh tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương chắc chắn sẽ khiến khu vực này càng thêm phức tạp và khó lường hơn trong những năm tới.

(Vov.vn)

Tin liên quan

"Lá bài kinh tế" của châu Âu

"Lá bài kinh tế" của châu Âu

(HQ Online) - Trong bối cảnh các nước châu Âu đang nỗ lực tìm cách hỗ trợ nền kinh tế cạnh tranh với những cường quốc khác, giới chính trị gia khu vực cho rằng họ có một "lá bài" bí mật trong cuộc chạy đua kinh tế. Đó là tiền tiết kiệm của người dân.
Triệt phá đường dây mua bán ma túy “khủng” từ châu Âu về Việt Nam bằng đường hàng không

Triệt phá đường dây mua bán ma túy “khủng” từ châu Âu về Việt Nam bằng đường hàng không

(HQ Online) - Công an Hải Phòng phối hợp với Hải quan Hà Nội, Công an Hà Nội vừa triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy từ châu Âu về Việt Nam bằng đường hàng không, thu giữ 45.000 viên ma túy tang vật.
Trao các thỏa ước tài trợ của AFD và EU với tổng trị giá 72,3 triệu Euro

Trao các thỏa ước tài trợ của AFD và EU với tổng trị giá 72,3 triệu Euro

(HQ Online) - Chiều 15/3, tại trụ sở Bộ Tài chính diễn ra Lễ trao các thỏa ước đã ký giữa Bộ Tài chính và Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) để tài trợ cho “Dự án Chống xói lở và bảo vệ bền vững bờ biển Hội An, tỉnh Quảng Nam” và “Dự án Phát triển đô thị ven biển miền Trung hướng đến tăng trưởng xanh và ứng phó biến đổi khí hậu thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị”. Tổng trị giá 2 thoả ước là 72,3 triệu Euro, tương đương gần 80 triệu USD.
Ngân hàng Trung ương Thái Lan có thể can thiệp để ổn định đồng baht

Ngân hàng Trung ương Thái Lan có thể can thiệp để ổn định đồng baht

Mặc dù mức độ biến động về tỷ giá giữa đồng baht và đồng USD cao, nhưng xu hướng thay đổi của đồng baht vẫn phù hợp với các đồng tiền khác trong khu vực.
Kinh tế Đức tiếp tục phát đi tín hiệu phục hồi

Kinh tế Đức tiếp tục phát đi tín hiệu phục hồi

Tâm lý kinh doanh tại Đức tiếp tục tăng tháng thứ ba liên tiếp trong tháng Tư, giữa lúc thị trường ngày càng kỳ vọng nền kinh tế hàng đầu châu Âu này đang trên đà phục hồi.
Hải quan Malaysia thu giữ 87,8 kg ma túy trong quý I/2024

Hải quan Malaysia thu giữ 87,8 kg ma túy trong quý I/2024

(HQ Online) - Cục trưởng Hải quan Hoàng gia Malaysia, ông Norizan Yahya cho biết, mới đây, trong ba tháng đầu năm 2024, Cục Hải quan Hoàng gia Malaysia đã thu giữ 87,8 kg ma túy trị giá gần 2,6 triệu Ring Git Malaysia tại Bang Sarawak (Malaysia).
Liên minh châu Âu cấm hàng hóa được sản xuất bằng lao động cưỡng bức

Liên minh châu Âu cấm hàng hóa được sản xuất bằng lao động cưỡng bức

Nếu một sản phẩm bị cho là được sản xuất bằng cách sử dụng lao động cưỡng bức, sản phẩm đó sẽ không thể bán được ở thị trường EU và các lô hàng sẽ bị chặn tại biên giới EU.
Cuba và Liên minh châu Âu thảo luận về hợp tác và năng lượng tái tạo

Cuba và Liên minh châu Âu thảo luận về hợp tác và năng lượng tái tạo

Đại diện Cuba và EU thảo luận về phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là khả năng cạnh tranh và khả năng tiếp cận của quốc gia Caribe đối với các cơ chế tài chính trong lĩnh vực này.
Đằng sau sự suy yếu của các đồng tiền châu Á

Đằng sau sự suy yếu của các đồng tiền châu Á

(HQ Online) - Chỉ số USD đã tăng trở lại vào ngày 16/4 (giờ địa phương) lên trên 106,5 - mức cao nhất trong 5 tháng liên tiếp sau khi Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho biết thể chế này có thể duy trì mức lãi suất hiện tại trong thời gian cần thiết nếu lạm phát cao hơn vẫn tiếp diễn.
Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc-Nam

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc-Nam

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc-Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.
Kinh tế Nhật Bản đối mặt nhiều chông gai

Kinh tế Nhật Bản đối mặt nhiều chông gai

(HQ Online) - Dù kinh tế vĩ mô của Nhật Bản ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực, trong đó có thị trường chứng khoán liên tục lập kỷ lục, giảm phát chấm dứt, tiền lương tăng, ngân hàng trung ương bắt đầu tăng lãi suất và tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức thấp, song Nhật Bản - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, lại bị Trung Quốc và gần đây là Đức "vượt mặt".
Ngân hàng Thế giới: G20 cần xem xét lại cơ chế giảm nợ cho nước nghèo

Ngân hàng Thế giới: G20 cần xem xét lại cơ chế giảm nợ cho nước nghèo

Hơn một nửa trong số 75 quốc gia đủ điều kiện nhận tài trợ ưu đãi từ WB đang hoặc sắp rơi vào tình cảnh khó khăn, trong khi các khoản hoàn trả cao đang làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo đói.
Trung Quốc mong muốn quan hệ ổn định, lành mạnh và bền vững với Mỹ

Trung Quốc mong muốn quan hệ ổn định, lành mạnh và bền vững với Mỹ

Phát biểu tại một diễn đàn ở trường Đại học Harvard, Đại sứ Tạ Phong khẳng định Trung Quốc mong muốn hợp tác với Mỹ để mối quan hệ giữa hai nước có thể phát triển ổn định, lành mạnh và bền vững.
AI định hình lại ngành phát thanh, truyền thông và giải trí

AI định hình lại ngành phát thanh, truyền thông và giải trí

(HQ Online) - Trí tuệ nhân tạo (AI) là chủ đề và xu hướng chủ đạo tại NAB Show - triển lãm thường niên lớn nhất nước Mỹ về truyền thông, giải trí và công nghệ đang diễn ra tại thành phố Las Vegas.
EU tăng thuế một số nông sản nhập khẩu từ Nga và Belarus

EU tăng thuế một số nông sản nhập khẩu từ Nga và Belarus

Lãnh đạo các nước EU đã yêu cầu nhanh chóng phê duyệt việc tăng thuế đối với một số loại sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu từ Nga và Belarus vào EU.
Pháp trở thành khách hàng mua khí đốt lớn nhất của Nga

Pháp trở thành khách hàng mua khí đốt lớn nhất của Nga

Trong tháng Hai, Pháp đã mua lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Nga trị giá 322,3 triệu euro (343.65 triệu USD), tăng 10% so với tháng Một.
Xem thêm
cty-toan-phat
cong-ty-tan-cang-sg-vpdd

Vấn đề Bạn quan tâm

Tin mới

Hải quan Việt Nam tham gia hỗ trợ SACU triển khai thực hiện Chương trình AEO

Hải quan Việt Nam tham gia hỗ trợ SACU triển khai thực hiện Chương trình AEO

Đại diện Hải quan Việt Nam vừa tham gia đoàn công tác của WCO hỗ trợ Liên minh SACU triển khai đào tạo cho các thành viên về thực hiện AEO MRA.
Hải quan Tây Ninh bắt giữ 6 tấn xoài tươi nhập lậu qua biên giới

Hải quan Tây Ninh bắt giữ 6 tấn xoài tươi nhập lậu qua biên giới

Trong quá trình tuần tra, khu vực cửa khẩu Tân Phú, tại ngã tư cửa khẩu Tân Phú (ấp Tân Thanh, xã Tân Bình, huyện Tân Biên, tỉnh tây Ninh), Đội Kiểm soát hải quan, Cục Hải quan Tây Ninh đã phát hiện, bắt giữ 6 tấn xoài tươi Campuchia nhập lậu.
Kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 25/4: Mức giảm sâu nhất 730 đồng/lít

Kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 25/4: Mức giảm sâu nhất 730 đồng/lít

Từ 15 giờ ngày 25/4, giá xăng dầu đồng loạt giảm, giá xăng giảm từ 307 đồng-322 đồng/lít; giá dầu giảm 730 đồng/lít, riêng dầu madút tăng 202 đồng/kg.
Hải quan TPHCM cải cách, thực hiện hải quan số để hỗ trợ doanh nghiệp tốt hơn

Hải quan TPHCM cải cách, thực hiện hải quan số để hỗ trợ doanh nghiệp tốt hơn

Ngày 25/4, trao đổi với cộng đồng doanh nghiệp tại Hội nghị đối thoại giữa doanh nghiệp và chính quyền thành phố về lĩnh vực hải quan, Phó Cục trưởng Cục Hải quan TPHCM Nguyễn Hữu Nghiệp cho biết, Hải quan TPHCM chủ động cải cách thủ tục, thực hiện hải qu
Thương mại điện tử bền vững vẫn là bài toán khó

Thương mại điện tử bền vững vẫn là bài toán khó

Sự phát triển nhanh của thương mại điện tử gắn liền với sự tăng trưởng của nhiều lĩnh vực liên quan. Tuy nhiên, tương phản với sự tăng trưởng nhanh về quy mô là tính không bền vững của thương mại điện tử nước ta.
LONGFORM: Hệ sinh thái Tài chính số- Lấy dữ liệu làm tài nguyên, lấy giải pháp đột phá làm nền tảng

LONGFORM: Hệ sinh thái Tài chính số- Lấy dữ liệu làm tài nguyên, lấy giải pháp đột phá làm nền tảng

Đến nay, hầu hết lĩnh vực trong ngành Tài chính đều đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong chuyển đổi số, đặc biệt là các lĩnh vực trọng tâm thuế, hải quan, kho bạc…
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Hải quan Khánh Hòa Nguyễn Văn Cường

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Hải quan Khánh Hòa Nguyễn Văn Cường

Ngày 26/3/2024, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã ký Quyết định số 779/QĐ-TCHQ bổ nhiệm có thời hạn ông Nguyễn Văn Cường, Đội trưởng Đội Kiểm soát Hải quan thuộc Cục Hải quan Khánh Hòa giữ chức vụ Phó Cục trưởng Cục Hải quan Khánh Hòa kể từ ngày 5/4/20
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đinh Ngọc Thắng

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đinh Ngọc Thắng

Sáng ngày 27/3/2024, Bộ Tài chính đã tổ chức Hội nghị công bố và trao Quyết định bổ nhiệm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đối với ông Đinh Ngọc Thắng.
Infographics: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam Dương Xuân Sinh

Infographics: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam Dương Xuân Sinh

Ngày 31/1/2024, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn đã ký Quyết định số 299/QĐ-TCHQ điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Dương Xuân Sinh, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lào Cai giữ chức vụ Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam từ ngày 1/3/2024.
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Trưởng Ban Cải cách, hiện đại hóa hải quan Đặng Thanh Dũng

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Trưởng Ban Cải cách, hiện đại hóa hải quan Đặng Thanh Dũng

Điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Đặng Thanh Dũng, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam, giữ chức vụ Phó Vụ trưởng-Phó Trưởng Ban Cải cách, hiện đại hóa hải quan, Tổng cục Hải quan.
Kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 25/4: Mức giảm sâu nhất 730 đồng/lít

Kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 25/4: Mức giảm sâu nhất 730 đồng/lít

Từ 15 giờ ngày 25/4, giá xăng dầu đồng loạt giảm, giá xăng giảm từ 307 đồng-322 đồng/lít; giá dầu ...
Xây dựng Việt Nam thành tháp nhân lực toàn cầu để thu hút đầu tư về công nghiệp bán dẫn

Xây dựng Việt Nam thành tháp nhân lực toàn cầu để thu hút đầu tư về công nghiệp bán dẫn

Việc phát triển công nghiệp bán dẫn phải đi cùng phát triển công nghiệp chủ lực và công nghiệp chuyển ...
Tìm hướng đi bền vững cho sản phẩm tái chế

Tìm hướng đi bền vững cho sản phẩm tái chế

Cùng với những bước chuyển mình của nền kinh tế Việt Nam, ngành nhựa Việt Nam đã có những bước ...
Chương trình THPT kết hợp học nghề: Hướng phân luồng phù hợp thị trường lao động

Chương trình THPT kết hợp học nghề: Hướng phân luồng phù hợp thị trường lao động

Học sinh hoàn thành chương trình THCS có thể học tiếp chương trình THPT tại các trường trung cấp hoặc ...
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật thuế GTGT (sửa đổi)

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật thuế GTGT (sửa đổi)

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật thuế GTGT (sửa đổi).
TP Hồ Chí Minh thu hút Kiều hối phát triển hạ tầng

TP Hồ Chí Minh thu hút Kiều hối phát triển hạ tầng

Huy động Kiều bào đầu tư vào TPHCM qua việc phát hành trái phiếu cho cộng đồng người Việt Nam ...
Hải quan Việt Nam tham gia hỗ trợ SACU triển khai thực hiện Chương trình AEO

Hải quan Việt Nam tham gia hỗ trợ SACU triển khai thực hiện Chương trình AEO

Đại diện Hải quan Việt Nam vừa tham gia đoàn công tác của WCO hỗ trợ Liên minh SACU triển ...
Hải quan TPHCM cải cách, thực hiện hải quan số để hỗ trợ doanh nghiệp tốt hơn

Hải quan TPHCM cải cách, thực hiện hải quan số để hỗ trợ doanh nghiệp tốt hơn

Ngày 25/4, trao đổi với cộng đồng doanh nghiệp tại Hội nghị đối thoại giữa doanh nghiệp và chính quyền ...
Đoàn Thanh niên Cục Hải quan Khánh Hòa với Công trình thanh niên “Trường Sa trong trái tim tôi”

Đoàn Thanh niên Cục Hải quan Khánh Hòa với Công trình thanh niên “Trường Sa trong trái tim tôi”

Công trình thanh niên “Trường Sa trong trái tim tôi” do Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam ...
Hải quan Việt Nam tham dự Phiên họp lần thứ 243/244 của Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO

Hải quan Việt Nam tham dự Phiên họp lần thứ 243/244 của Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO

Trong các ngày từ 23-26/4/2024, tại Brussels (Bỉ), đoàn Hải quan Việt Nam đã tham dự Phiên họp lần thứ ...
Thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu qua biên giới đường bộ tỉnh Quảng Ninh

Thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu qua biên giới đường bộ tỉnh Quảng Ninh

Cục Hải quan Quảng Ninh tổ chức Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp bàn giải pháp thúc đẩy hoạt ...
Hải quan Bình Dương cùng doanh nghiệp Hàn Quốc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

Hải quan Bình Dương cùng doanh nghiệp Hàn Quốc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

Ngày 24/4, Cục Hải quan Bình Dương phối hợp với Chi hội doanh nghiệp đầu tư Hàn Quốc tại Bình ...
Hải quan Tây Ninh bắt giữ 6 tấn xoài tươi nhập lậu qua biên giới

Hải quan Tây Ninh bắt giữ 6 tấn xoài tươi nhập lậu qua biên giới

Trong quá trình tuần tra, khu vực cửa khẩu Tân Phú, tại ngã tư cửa khẩu Tân Phú (ấp Tân ...
Quảng Ninh: Phát hiện tàu gỗ vận chuyển hơn 29.000 quả trứng nhập lậu

Quảng Ninh: Phát hiện tàu gỗ vận chuyển hơn 29.000 quả trứng nhập lậu

Ông N.Đ.S không xuất trình được đăng ký phương tiện, chứng chỉ chuyên môn thuyền trưởng và giấy tờ chứng ...
Nghệ An: Khởi tố 2 đối tượng mua bán ma túy

Nghệ An: Khởi tố 2 đối tượng mua bán ma túy

Công an huyện Yên Thành (Nghệ An) cho biết vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can với 2 ...
Đường dây ma túy “khủng”  và mánh khóe ngụy trang mới

Đường dây ma túy “khủng” và mánh khóe ngụy trang mới

Các đối tượng đặt máy xay, máy hàn, máy ép, các vỏ pin rỗng từ Trung Quốc về Việt Nam ...
“Nở rộ” hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc

“Nở rộ” hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc

Tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng phức tạp ...
Khó khăn trong việc thu hồi, xử lý nợ thuế của doanh nghiệp bỏ trốn

Khó khăn trong việc thu hồi, xử lý nợ thuế của doanh nghiệp bỏ trốn

Hàng trăm trường hợp doanh nghiệp nợ thuế chây ỳ không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh ...
Linh hoạt các giải pháp cung ứng vốn, lợi nhuận của OCB tăng 23% trong quý 1/2024

Linh hoạt các giải pháp cung ứng vốn, lợi nhuận của OCB tăng 23% trong quý 1/2024

Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 1/2024 với mức tăng trưởng mạnh ...
Vinh danh Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Vinh danh Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Ngày 24/4/2024, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet chính ...
Giải pháp xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực hỗ trợ chuyển đổi số sản xuất

Giải pháp xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực hỗ trợ chuyển đổi số sản xuất

Việc áp dụng và kết hợp các công nghệ tiên tiến mang lại các lợi ích rõ rệt cho doanh ...
HSBC: 60% doanh nghiệp tại Việt Nam dự định đầu tư vào công nghệ và số hóa

HSBC: 60% doanh nghiệp tại Việt Nam dự định đầu tư vào công nghệ và số hóa

HSBC vừa giới thiệu bài viết của bà Amanda Murphy, Giám đốc Khối khách hàng Doanh nghiệp, Khu vực Nam ...
Hàng trăm doanh nghiệp quốc tế tìm nguồn cung tại Việt Nam

Hàng trăm doanh nghiệp quốc tế tìm nguồn cung tại Việt Nam

Với nguồn cung ứng sản phẩm phong phú, các doanh nghiệp Việt Nam đã giới thiệu, tìm bạn hàng nhằm ...
SHB năm thứ hai liên tiếp được vinh danh Ngân hàng có hoạt động tài trợ bền vững tốt nhất

SHB năm thứ hai liên tiếp được vinh danh Ngân hàng có hoạt động tài trợ bền vững tốt nhất

SHB lần thứ hai liên tiếp là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global ...
Giải pháp phòng ngừa rủi ro cho doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu

Giải pháp phòng ngừa rủi ro cho doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu

Việc nhận biết các lỗi thường gặp để thực hiện đúng quy định, phòng ngừa rủi ro, hạn chế sai ...
Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lo lắng một số điểm bất cập từ 2 nghị định mới

Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lo lắng một số điểm bất cập từ 2 nghị định mới

Từ tháng 5/2024, hai nghị định mới của Chính phủ liên quan trực tiếp đến việc thực thi pháp luật ...
Sửa đổi, hoàn thiện quy định về Quỹ phát triển đất

Sửa đổi, hoàn thiện quy định về Quỹ phát triển đất

Việc thành lập và hoạt động của Quỹ phát triển đất là cần thiết, tuy nhiên, trong thời gian qua, ...
Mặt hàng máy lọc nước có được giảm thuế giá trị gia tăng?

Mặt hàng máy lọc nước có được giảm thuế giá trị gia tăng?

Tổng cục Hải quan vừa có công văn trả lời và hướng dẫn Công ty TNHH TM DV kỹ thuật ...
Mặt hàng máy thêu có được giảm thuế GTGT theo Nghị định số 94/2023/NĐ-CP?

Mặt hàng máy thêu có được giảm thuế GTGT theo Nghị định số 94/2023/NĐ-CP?

Công ty TNHH EMB Việt Hưng đề nghị cơ quan Hải quan hướng dẫn về việc giảm thuế GTGT đối ...
Hoàn thuế hàng nhập khẩu sau đó phải tái xuất

Hoàn thuế hàng nhập khẩu sau đó phải tái xuất

Tổng cục Hải quan vừa trả lời và hướng dẫn Công ty ô tô Toyota Việt Nam thực hiện chính ...
IEA dự báo doanh số bán ô tô điện phá kỷ lục trong năm 2024

IEA dự báo doanh số bán ô tô điện phá kỷ lục trong năm 2024

IEA kỳ vọng tăng trưởng năm 2024 là “một năm kỷ lục” khi trong quý 1/2024, doanh số ô tô ...
Lần đầu tiên, Hyundai Thành Công tổ chức chuỗi sự kiện chăm sóc và trải nghiệm sản phẩm

Lần đầu tiên, Hyundai Thành Công tổ chức chuỗi sự kiện chăm sóc và trải nghiệm sản phẩm

Hyundai Care Day 2024 sẽ được Hyundai Thành Công (HTV) tổ chức tại 6 tỉnh, thành phố trên cả nước. ...
Lượng ô tô nhập khẩu duy trì ở mức cao

Lượng ô tô nhập khẩu duy trì ở mức cao

Theo thống kê sơ bộ Tổng cục Hải quan vừa công bố, nửa đầu tháng 4 cả nước nhập khẩu ...
Giá từ 20 tỷ đồng, siêu phẩm McLaren 750S ra mắt tại Việt Nam

Giá từ 20 tỷ đồng, siêu phẩm McLaren 750S ra mắt tại Việt Nam

Siêu xe McLaren 750S đã chính thức được ra mắt thị trường Việt Nam. Đây là sản phẩm thương mại ...
Hyundai Stargazer X ra mắt giá từ 489 triệu đồng

Hyundai Stargazer X ra mắt giá từ 489 triệu đồng

Liên doanh ô tô Hyundai Thành Công Việt Nam (HTV) vừa đưa ra thị trường mẫu xe Hyundai Stargazer X.
Cơ sở hạ tầng sạc xe EV của Trung Quốc tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 1

Cơ sở hạ tầng sạc xe EV của Trung Quốc tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 1

Liên minh xúc tiến cơ sở hạ tầng sạc điện Trung Quốc đã bổ sung 716.000 cột sạc từ tháng ...
Phiên bản di động