Facebook Twitter youtube Tiktok

Bắt tay cùng ngành gỗ các nước ASEAN để nâng cao giá trị

(HQ Online) - Thay vì cạnh tranh lẫn nhau, ngành gỗ các nước trong khu vực ASEAN nên bắt tay với nhau để khai thác các thế mạnh của từng quốc gia. Từ đó tạo ra giá trị lớn hơn gấp nhiều lần so với hiện nay cho ngành gỗ ASEAN.
bat tay cung nganh go cac nuoc asean de nang cao gia tri 116172 Thúc đẩy liên kết trong ngành gỗ ASEAN
bat tay cung nganh go cac nuoc asean de nang cao gia tri 116172 Ngành gỗ nỗ lực giữ “sân nhà”
bat tay cung nganh go cac nuoc asean de nang cao gia tri 116172 Ngành gỗ “ngóng” FDI từ các quốc gia phát triển
bat tay cung nganh go cac nuoc asean de nang cao gia tri 116172 FDI vào ngành gỗ tăng nhanh: Nơm nớp lo đầu tư “núp bóng”
bat tay cung nganh go cac nuoc asean de nang cao gia tri 116172
Liên kết sẽ giúp ngành gỗ ASEAN khai thác cả 4 giá trị sản xuất, thiết kế, thương hiệu và thương mại trong chuỗi giá trị ngành gỗ. Ảnh: N.H.

Thúc đẩy liên kết khu vực

Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM (HAWA) và các thành viên Hội đồng Công nghiệp nội thất ASEAN (AFIC) đều có chung nhận định rằng ASEAN là khu vực nhiều ưu thế vượt trội về nguyên liệu, sản xuất, phân phối, quy mô thị trường để phát triển ngành gỗ, nội thất. Minh chứng cho nhận định này, ông Emmanuel Padiernos, Chủ tịch AFIC cho biết, số liệu xuất khẩu đồ gỗ của toàn khối ASEAN trong năm 2018 đã đạt tới 12,1 tỷ USD trên tổng giá trị xuất khẩu 150 tỷ USD của toàn cầu. Qua đó cho thấy ASEAN là trung tâm sản xuất đồ gỗ lớn của thế giới.

Hiện Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Philippines là những nhà cung cấp đồ nội thất Đông Nam Á đang phát triển nhanh với 2/3 năng lực sản xuất ưu tiên cho xuất khẩu. Tỷ lệ xuất khẩu/sản xuất cho khu vực này là khoảng 66%, cao hơn gấp đôi so với mức trung bình của thế giới (khoảng 30%). Ước lượng, năng lực sản xuất gỗ, nội thất của Đông Nam Á đáp ứng được 5% tổng lượng tiêu thụ đồ nội thất ở Mỹ và 2% với Tây Âu. Trong đó, Việt Nam là nước tiềm lực sản xuất và hiện dẫn đầu Đông Nam Á về kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, thứ 2 châu Á và thứ 5 toàn cầu.

Với quy mô và tiềm năng to lớn như vậy, để khai thác tối đa các giá trị của ngành gỗ trong khu vực, ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch HAWA đề xuất mô hình hợp tác – liên kết – liên minh giữa các DN Việt Nam, giữa DN và Hiệp hội trong khối ASEAN. Qua đó tiến tới xây dựng tầm nhìn mới cho AFIC là “hợp tác vì sự thịnh vượng chung cho khu vực”.

Theo ông Khanh, ngành gỗ Việt Nam đang dẫn đầu khu vực về tiềm lực, nhưng hầu hết DN chỉ tập trung cho lợi ích riêng, thương hiệu riêng, sản phẩm riêng mà chưa thấy rõ được lợi ích to lớn của việc xây dựng thương hiệu ngành. Bản thân các nước trong ASEAN cũng cạnh tranh với nhau. Vì vậy, cần có mục tiêu chung lớn hơn để tạo sự gắn kết, hợp tác vì sự thịnh vượng chung. Nếu biết kết hợp các thế mạnh của nhau, liên minh với đối tác khu vực, sẽ tạo nên chuỗi giá trị của ngành gỗ với những sản phẩm uy tín, chất lượng.

Ông Trần Việt Tiến, Uỷ viên thường vụ HAWA cũng cho biết, tổng giá trị sản xuất đồ gỗ và nội thất của toàn thế giới là 140 tỷ USD, nhưng giá trị hàng hoá, bao gồm 4 yếu tố về sản xuất, thiết kế, thương hiệu và thương mại, thì lên tới 450 tỷ USD. Do đó, việc liên kết nội khối sẽ giúp ngành gỗ khai thác được cả 4 yếu tố kể trên của ngành gỗ, giúp nâng giá trị ngành gỗ trong khu vực lên gấp nhiều lần so với hiện nay.

Phủ kín bản đồ thương hiệu gỗ thế giới

Các chuyên gia nhận định, việc đẩy mạnh liên kết trong khối ASEAN có thể ngay lập tức mang lại lợi ích cho DN trong việc khai thác tiềm năng của chính thị trường ASEAN. Số liệu thống kê cho thấy, hàng năm các nước trong khu vực ASEAN nhập khẩu khoảng 3,3 tỷ USD đồ nội thất từ khắp thế giới, cho thấy đây là thị trường rất lớn và tiềm năng. Tuy nhiên, hiện DN Việt Nam mới chỉ đóng góp chưa tới 70 triệu USD/năm, tương đương tỷ trọng 5% trong tổng số 3,3 tỷ USD đó. Xuất khẩu nội khối cũng chỉ dừng ở mức 730 triệu USD/năm tương đương khoảng 22%. Những con số này cho thấy lâu nay ngành gỗ ASEAN đã bỏ quên sân nhà và đây cũng chính là cơ hội cho các DN gia tăng thương mại, thay thế nhập khẩu. Bởi lẽ, ngoài quy mô dân số lớn, trong giai đoạn 2017-2030, dự đoán tầng lớp trung lưu ở ASEAN sẽ ngày càng gia tăng, trong đó Việt Nam và Philippines cùng có mức tăng 5,5%, Indonesia tăng 5,2%, Thái Lan 2,2%, Malaysia 2,9%, đây cũng sẽ là đối tượng chính của ngành gỗ, nội thất.

Đặc biệt hơn, theo các chuyên gia AFIC, hoạt động thương mại nội khối ASEAN đang trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết nhờ và sự phát triển rất mạnh của các nền tảng thương mại điện tử. Việc mở rộng mạng lưới phân phối không cần quá nhiều nguồn lực hạ tầng giống như trước đây nữa. Do đó, DN Việt Nam và ASEAN có thể tận dụng lợi thế này để chuyển đổi kỹ thuật số, phát triển nhà sản xuất kỹ thuật số, người tiêu dùng kỹ thuật số thúc đẩy thị trường tiêu dùng.

Theo ông Khanh, việc liên kết hợp tác trong ngành gỗ ASEAN được dựa trên tiềm lực của từng quốc gia và chiến lược của từng DN. Trong đó, liên kết dọc là các trục mạnh về sản xuất của Việt Nam – Indonesia – Lào – Myanmar kết hợp với trục thương mại – thiết kế - dịch vụ phát triển cao của Thái Lan – Singapore – Malaysia – Philippines. Liên kết ngang là các hiệp hội thành viên AFIC trong định hướng chiến lược và liên minh vì sự phát triển bền vững của ngành. Do đó, lợi thế của các quốc gia sẽ được khai thác tối đa để tạo ra giá trị chung lớn hơn.

Ở tầm nhìn rộng hơn, tác động của thương chiến Mỹ - Trung đang tạo ra dòng dịch chuyển về cung – cầu đồ gỗ từ các khu vực khác tới Đông Nam Á. Số liệu 7 tháng năm 2019 cho thấy, xuất khẩu đồ gỗ và nội thất của Trung Quốc - Mỹ đã giảm 18,3% với 14,3 tỷ USD, theo đó, Trung Quốc chỉ còn chiếm 50% thị phần tại Mỹ. Khoảng trống mà Trung Quốc để lại có trị giá tới hơn 20 tỷ USD, xét toàn diện về thực lực, DN ngành gỗ ASEAN hoàn toàn có thể lấp đầy. Hầu hết khách hàng Mỹ, châu Âu đều muốn tìm nguồn hàng ngoài Trung Quốc, đây là thời cơ rất lớn để AFIC có tầm nhìn chung, có nhiều hoạt động đón lấy cơ hội, nâng vị thế của khối để cùng hưởng lợi. Việc liên kết còn giúp bổ sung và tiếp ứng sức mạnh tạo thành đối trọng cạnh tranh các thị trường sản xuất khác như Trung Quốc, EU (Đức, Ý, Ba Lan…). Với tầm nhìn như vậy, HAWA kỳ vọng, ở tương lai không xa, ngành gỗ Việt Nam và ASEAN nói chung sẽ phủ kín bản đồ thương hiệu thế giới.

Nguyễn Hiền
Số 144 (2854) Phát hành ngày 1/12/2019

Tin liên quan

Xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường chủ lực tăng cao

Xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường chủ lực tăng cao

(HQ Online) - Các thị trường, ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đang có được sự khởi đầu ấn tượng trong năm 2024.
Yếu tố định hình tương lai quan hệ ASEAN-Australia

Yếu tố định hình tương lai quan hệ ASEAN-Australia

(HQ Online) - Australia đã chủ trì Hội nghị cấp cao ASEAN tại Melbourne, đánh dấu kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ của nước này với ASEAN trong bối cảnh sự khác biệt vẫn tồn tại giữa khối 10 thành viên xung quanh các kế hoạch của Trung Quốc nhằm mở rộng sự hiện diện ngoại giao và quân sự trong khu vực.
Kết nối trong ASEAN - Chìa khóa của tiến trình phát triển khu vực

Kết nối trong ASEAN - Chìa khóa của tiến trình phát triển khu vực

Tổng Thư ký ASEAN, Tiến sỹ Kao Kim Hourn nhấn mạnh 9 ưu tiên chính trong vai trò Chủ tịch ASEAN của Lào trong năm nay đều là “chìa khóa” cho sự phát triển của khu vực.
Xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm cao kỷ lục từ trước đến nay

Xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm cao kỷ lục từ trước đến nay

(HQ Online) - 2 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 59,21 tỷ USD, tăng tới 19% so với cùng kỳ năm trước, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan.
19 nhóm hàng nhập khẩu tăng trưởng trên 20%

19 nhóm hàng nhập khẩu tăng trưởng trên 20%

(HQ Online) - Hầu hết các nhóm hàng nhập khẩu chủ lực có kim ngạch tăng trưởng cao so với cùng kỳ 2023.
Hàn Quốc thông báo tái kiểm tra ớt cay nhập khẩu từ Việt Nam

Hàn Quốc thông báo tái kiểm tra ớt cay nhập khẩu từ Việt Nam

(HQ Online) - Theo Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc, Thương vụ đã nhận được thư của Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc (MFDS) thông báo về việc tái chỉ định các thực phẩm nhập khẩu phải kiểm tra khi vào Hàn Quốc.
Lào Cai: Xem xét thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu qua đường sắt

Lào Cai: Xem xét thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu qua đường sắt

(HQ Online) - UBND tỉnh Lào Cai và Tổng công ty đường sắt Việt Nam vừa có buổi làm việc trao đổi các giải pháp về tăng cường kết nối logistics thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản.
Nông nghiệp có thêm 3 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô

Nông nghiệp có thêm 3 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô

(HQ Online) - Đến 15/3, ngành nông nghiệp có 5 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên, tăng 3 nhóm so với cùng kỳ 2023.
Xuất khẩu Việt Nam sang Singapore tăng mạnh

Xuất khẩu Việt Nam sang Singapore tăng mạnh

(HQ Online) - 2 tháng đầu năm 2024, Việt Nam tiếp tục giữ vị trí là đối tác thương mại lớn thứ 10 của Singapore, với kim ngạch thương mại hai chiều hơn 5,17 tỷ Đô la Singapore (SGD), tăng 4,18%.
Đến 15/3: Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 145 tỷ USD

Đến 15/3: Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 145 tỷ USD

(HQ Online) - Đến trung tuần tháng 3, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước đạt 145,6 tỷ USD, theo số liệu thống kê sơ bộ Tổng cục Hải quan vừa công bố.
Xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc tăng 27 lần

Xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc tăng 27 lần

(HQ Online) - Là thị trường chủ lực nhập khẩu tôm hùm của Việt Nam, trong 2 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc tăng đột biến.
3 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp

3 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp

(HQ Online) - Xuất khẩu hàng hóa của ngành nông nghiệp có nhiều khởi sắc trong 2 tháng đầu năm, đáng chú ý có 3 nhóm hàng trong lĩnh vực này đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên.
Xuất khẩu kỷ lục, cà phê vượt kim ngạch của thủy sản

Xuất khẩu kỷ lục, cà phê vượt kim ngạch của thủy sản

(HQ Online) - Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành nông nghiệp đang có mức tăng trưởng hết sức ấn tượng.
Xuất khẩu cá tra sang Đức giảm hơn một nửa

Xuất khẩu cá tra sang Đức giảm hơn một nửa

(HQ Online) - Nửa đầu tháng 2 năm nay, Đức chỉ mua từ Việt Nam chưa đầy 700 nghìn USD cá tra, giảm 60% so với cùng kỳ năm 2023.
Thu 815 triệu USD, xuất khẩu rau quả tiếp đà tăng cao

Thu 815 triệu USD, xuất khẩu rau quả tiếp đà tăng cao

(HQ Online) - 2 tháng đầu năm 2024 xuất khẩu rau quả tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ấn tượng và kỳ vọng lập kỷ lục mới 6,5 tỷ USD trong năm 2024.
2 tháng, nhập siêu hơn 11 tỷ USD từ Trung Quốc

2 tháng, nhập siêu hơn 11 tỷ USD từ Trung Quốc

(HQ Online) - Mới qua 2 tháng nhưng kim ngạch thương mại Việt Nam – Trung Quốc đã đạt hơn 27 tỷ USD.
Xem thêm
cty-toan-phat
cong-ty-tan-cang-sg-vpdd

Tin mới

Quý I, thu ngân sách ngành Hải quan giảm 3% so với cùng kỳ

Quý I, thu ngân sách ngành Hải quan giảm 3% so với cùng kỳ

Số thu NSNN trong quý I (tính đến ngày 15/3) của toàn ngành Hải quan giảm 3% so với cùng kỳ năm 2023.
Ba Lan, Ukraine đạt “bước tiến” trong vấn đề nhập khẩu nông sản

Ba Lan, Ukraine đạt “bước tiến” trong vấn đề nhập khẩu nông sản

Dù đạt được bước tiến đáng kể nhưng các cuộc đàm phán giữa lãnh đạo hai nước vẫn chưa thể giải quyết nguyên nhân gây ra bất bình của nông dân Ba Lan, dẫn đến hành động phong tỏa biên giới.
Kinh tế Mỹ tiếp tục khởi sắc nhờ chi tiêu tiêu dùng mạnh mẽ

Kinh tế Mỹ tiếp tục khởi sắc nhờ chi tiêu tiêu dùng mạnh mẽ

Kinh tế Mỹ đang được thúc đẩy bởi chi tiêu tiêu dùng mạnh mẽ và đầu tư vào các cấu trúc phi dân cư như nhà máy và cơ sở chăm sóc sức khỏe.
"Lá bài kinh tế" của châu Âu

"Lá bài kinh tế" của châu Âu

Trong bối cảnh các nước châu Âu đang nỗ lực tìm cách hỗ trợ nền kinh tế cạnh tranh với những cường quốc khác, giới chính trị gia khu vực cho rằng họ có một "lá bài" bí mật trong cuộc chạy đua kinh tế. Đó là tiền tiết kiệm của người dân.
Dự thảo Thông tư về kinh doanh xăng dầu: Quản chặt việc cho thuê, mượn kho chứa xăng dầu

Dự thảo Thông tư về kinh doanh xăng dầu: Quản chặt việc cho thuê, mượn kho chứa xăng dầu

Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, thương nhân phân phối xăng dầu phải báo cáo tình hình sử dụng kho, cho thuê kho, thuê kho xăng dầu trước ngày 10 của tháng đầu tiên của kỳ tiếp theo…
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đinh Ngọc Thắng

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đinh Ngọc Thắng

Sáng ngày 27/3/2024, Bộ Tài chính đã tổ chức Hội nghị công bố và trao Quyết định bổ nhiệm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đối với ông Đinh Ngọc Thắng.
Infographics: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam Dương Xuân Sinh

Infographics: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam Dương Xuân Sinh

Ngày 31/1/2024, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn đã ký Quyết định số 299/QĐ-TCHQ điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Dương Xuân Sinh, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lào Cai giữ chức vụ Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam từ ngày 1/3/2024.
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Trưởng Ban Cải cách, hiện đại hóa hải quan Đặng Thanh Dũng

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Trưởng Ban Cải cách, hiện đại hóa hải quan Đặng Thanh Dũng

Điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Đặng Thanh Dũng, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam, giữ chức vụ Phó Vụ trưởng-Phó Trưởng Ban Cải cách, hiện đại hóa hải quan, Tổng cục Hải quan.
LONGFORM: Tập trung thực hiện thành công chuyển đổi số, tạo nền tảng hướng tới Hải quan thông minh

LONGFORM: Tập trung thực hiện thành công chuyển đổi số, tạo nền tảng hướng tới Hải quan thông minh

Năm 2023, trong điều kiện khó khăn của nhiều “cơn gió ngược”, ngành Hải quan đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp, nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
LONGFORM: Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Chính sách tài khoá, dấu ấn đặc biệt quan trọng thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế

LONGFORM: Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Chính sách tài khoá, dấu ấn đặc biệt quan trọng thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế

Nhân dịp đón Xuân Giáp Thìn 2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã dành thời gian chia sẻ với Tạp chí Hải quan về những kết quả nổi bật của ngành Tài chính trong năm 2023 cũng như những định hướng lớn của Ngành trong năm 2024.
Phiên bản di động