Facebook Twitter youtube Tiktok

10 sự kiện nổi bật của hệ thống Kho bạc Nhà nước trong năm 2021

(HQ Online) - Trong năm 2021, hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã hoàn thành toàn diện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn được giao, góp phần cùng ngành Tài chính hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ tài chính - ngân sách năm 2021.
Cải cách hành chính Kho bạc Nhà nước: Nhận được sự hài lòng, tin tưởng cao
Kho bạc Hà Nội: Sẵn sàng cho công tác khóa sổ quyết toán năm 2021
Kho bạc Nhà nước kiến nghị thu hồi 1,9 tỷ đồng qua thanh tra chuyên ngành
Hoạt động nghiệp vụ tại KBNN Mộc Châu, Sơn La. Ảnh: Thuỳ Linh.
KBNN vừa công bố 10 sự kiện nổi bật nhất năm 2021 của toàn hệ thống. Ảnh: Thuỳ Linh.

1. Kịp thời triển khai thành lập và tổ chức quản lý Quỹ Vắc xin phòng Covid-19 đảm bảo an toàn, hiệu quả, công khai, minh bạch theo đúng quy định tại Quyết định số 779/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ để huy động các nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước cho hoạt động mua, nhập khẩu vắc-xin, nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước và sử dụng vắc xin phòng Covid-19.

Trước bối cảnh ngân sách hạn hẹp, để có đủ kinh phí mua vắc-xin tiêm cho nhân dân, Bộ Tài chính đã tham mưu với Thủ tướng Chính phủ đề xuất thành lập Quỹ vắc xin phòng Covid-19. Ngày 26/5/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết và Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 779/QĐ-TTg về việc thành lập Quỹ vắc xin phòng Covid-19 để tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện bằng tiền, vắc xin của các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước và giao cho Bộ Tài chính quản lý Quỹ.

Bộ Tài chính đã nhanh chóng thành lập Ban Quản lý Quỹ và giao cho Kho bạc Nhà nước tổ chức triển khai, quản lý, vận hành Quỹ. Với nhiệm vụ được giao, Ban Quản lý Quỹ đã phối hợp với các đơn vị có liên quan khẩn trương xây dựng cơ chế chính sách và các văn bản hướng dẫn; tổ chức thực hiện vận động, quyên góp, tiếp nhận, vinh danh các tổ chức cá nhân đóng góp ủng hộ cho Quỹ; quản lý thu, chi kịp thời, công khai, minh bạch và hiệu quả.

2. KBNN cung cấp 100% thủ tục thực hiện Dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 4, đạt tỷ lệ 100% đơn vị thuộc đối tượng bắt buộc tham gia DVCTT. Đến nay, hầu hết các khoản thu - chi qua KBNN đều được thực hiện trực tuyến, thanh toán qua ngân hàng; cao điểm có khoảng 200 nghìn giao dịch/ngày. Việc áp dụng DVCTT đã giúp các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại, đặc biệt ở các địa phương miền núi, vùng sâu vùng xa.

Với các giải pháp quyết liệt đẩy mạnh triển khai DVCTT, thời gian qua KBNN đã nhận được sự ủng hộ và phối hợp chặt chẽ từ phía các đơn vị UBND tỉnh, các sở, ban ngành, đặc biệt là sự đồng thuận từ các đơn vị sử dụng ngân sách.

Đặc biệt, trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, đây là khó khăn thách thức nhưng cũng là cơ hội để KBNN đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến, số giao dịch qua dịch vụ công ngày càng tăng mạnh, nhờ đó đã đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của đơn vị cũng như đưa đồng vốn của ngân sách kịp thời vào triển khai các dự án đầu tư sớm phát huy hiệu quả (kể cả trong thời gian cách ly xã hội để phòng chống dịch Covid-19).

3. Hoàn thành việc xây dựng và trình Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ Chiến lược phát triển KBNN giai đoạn 2021 - 2030. Qua đó, xác định rõ mục tiêu và những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm tiếp tục cải cách, hiện đại hóa và xây dựng Kho bạc số, đáp ứng tốt nhu cầu của người dân, doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Mục tiêu của Chiến lược phát triển KBNN giai đoạn 2021 - 2030 là: “Xây dựng KBNN tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đổi mới đồng bộ cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ quản lý quỹ ngân sách nhà nước, ngân quỹ nhà nước; nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn cho ngân sách nhà nước; thực hiện tốt chức năng tổng kế toán nhà nước; kiện toàn bộ máy tổ chức gắn với tăng cường ứng dụng nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, có sự kết nối, liên thông với hệ thống cơ sở dữ liệu khác của ngành tài chính, cơ sở dữ liệu quốc gia, phục vụ tốt nhất người dân, doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước, góp phần xây dựng nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững”.

Trên cơ sở đó, Chiến lược phát triển KBNN giai đoạn 2021 - 2030 đề xuất các giải pháp cụ thể để thực hiện mục tiêu trên như: cải cách, hiện đại hóa các chức năng quản lý quỹ ngân sách nhà nước và các quỹ tài chính nhà nước, quản lý ngân quỹ nhà nước, huy động vốn và tổng kế toán nhà nước của KBNN; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chủ động tham gia cách mạng công nghiệp 4.0, từng bước hình thành Kho bạc số; sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực;…

4. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và cải cách mạnh mẽ hoạt động quản lý quỹ ngân sách nhà nước theo hướng minh bạch, chủ động, hiệu quả và phù hợp với thông lệ quốc tế thông qua việc nghiên cứu, xây dựng và trình Bộ Tài chính ban hành.

Trong năm 2021, KBNN đã tập trung xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về quản lý quỹ ngân sách nhà nước và các hoạt động nghiệp vụ KBNN theo hướng công khai, minh bạch, hiệu quả. Trong đó, tập trung xây dựng Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước qua KBNN; Thông tư hướng dẫn về giao dịch điện tử hoạt động KBNN; Thông tư hướng dẫn quản lý và kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước qua KBNN; Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư quy định về quản lý và sử dụng tài khoản của KBNN mở tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại;....

Đây là các quy định pháp lý cần thiết để giúp KBNN phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày một hiệu quả hơn. Các cơ chế, chính sách được ban hành đã giúp các giao dịch của KBNN hướng tới các giao dịch hiện đại, thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, mở rộng kênh giao dịch thu, chi ngân sách nhà nước với KBNN trên môi trường điện tử, giúp đẩy nhanh tốc độ giao dịch cũng như minh bạch hóa quá trình giao dịch từ khâu nhận hồ sơ tới khâu trả kết quả. Đồng thời, cung cấp thông tin tình hình tài chính ngân sách phục vụ điều hành của các cấp chính quyền từ trung ương tới địa phương.

5. Hệ thống KBNN đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương triển khai đồng bộ nhiều giải pháp tích cực để góp phần thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, đồng thời nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu và tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước với việc kết nối liên thông 3 hệ thống: Dịch vụ công trực tuyến, Hệ thống thông tin quản lý ngân sách TABMIS và Thanh toán song phương điện tử.

Việc triển khai quy trình liên thông, kết nối 3 hệ thống Dịch vụ công trực tuyến, Hệ thống thông tin quản lý ngân sách TABMIS và Thanh toán song phương điện tử đã góp phần chuẩn hóa dữ liệu từ phía đơn vị sử dụng ngân sách, hạn chế tối đa việc cán bộ Kho bạc phải bổ sung, hoàn thiện thông tin, từ đó giảm thiểu rủi ro cho công chức kiểm soát chi; hỗ trợ cho công chức kiểm soát chi của KBNN chỉ phải thao tác xử lý hồ sơ, chứng từ điện tử một lần trên một hệ thống (so với 3 lần trên 3 hệ thống phần mềm khác nhau), qua đó rút ngắn đến 40% thời gian thao tác nghiệp vụ trên các phần mềm so với trước đây, giúp cho công chức kiểm soát chi có thêm thời gian để kiểm soát nội dung chi của hồ sơ, chứng từ.

Năm 2022, KBNN sẽ mở rộng kết nối trực tiếp với phần mềm của các đơn vị sử dụng ngân sách để các đơn vị truyền dữ liệu hồ sơ, chứng từ từ phần mềm của đơn vị trực tiếp sang Dịch vụ công trực tuyến, đơn vị giao dịch không phải thao tác trên 2 hệ thống: chương trình kế toán đơn vị và chương trình DVCTT của KBNN. Qua đó từng bước khép kín quy trình thanh toán, kiểm soát chi từ đơn vị sử dụng ngân sách qua Kho bạc Nhà nước, cho đến bước thanh toán tại ngân hàng.

6. Tổ chức tốt công tác phát hành trái phiếu chính phủ tại thị trường trong nước, phát huy vai trò là kênh huy động vốn chủ yếu của ngân sách nhà nước; quản lý danh mục trái phiếu chính phủ hiệu quả với kỳ hạn còn lại bình quân danh mục được kéo dài và lãi suất phát hành giảm, góp phần tiết kiệm chi phí vay nợ, quản lý nợ công an toàn, bền vững. Tổ chức quản lý, điều hành ngân quỹ nhà nước chặt chẽ, an toàn, minh bạch, chủ động và hiệu quả.

Căn cứ dự toán ngân sách trung ương và nhiệm vụ Bộ Tài chính giao, bám sát tình hình thu, chi ngân sách trung ương, tồn ngân quỹ nhà nước ngân quỹ nhà nước và diễn biến thị trường, KBNN đã tổ chức phát hành trái phiếu chính phủ đáp ứng nhu cầu bù đắp bội chi và chi trả nợ gốc của ngân sách trung ương.

Đối với công tác quản lý ngân quỹ nhà nước, KBNN đã chủ động triển khai công tác quản lý, điều hành ngân quỹ nhà nước, đáp ứng đầy đủ, kịp thời các khoản thanh toán, chi trả của ngân sách nhà nước và các đơn vị giao dịch, đặc biệt là các khoản chi thực hiện chính sách an sinh xã hội, chi phòng chống dịch Covid-19; đồng thời, triển khai các nghiệp vụ sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi cho ngân sách trung ương vay, phần còn lại được đầu tư trên thị trường tiền tệ theo phương thức đấu thầu cạnh tranh lãi suất, đảm bảo hiệu quả, công khai, minh bạch.

Công tác huy động vốn trái phiếu chính phủ và quản lý ngân quỹ nhà nước được gắn kết chặt chẽ mang lại hiệu quả cao trong quản lý ngân quỹ, quản lý nợ và quản lý ngân sách.

7. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Sắp xếp tinh gọn bộ máy tại KBNN Trung ương và KBNN địa phương; thực hiện cắt giảm 10 KBNN cấp huyện và thành lập mới 1 KBNN thành phố Thủ Đức, TP.HCM; trình Bộ phê duyệt phương án sắp xếp lại cơ cấu tổ chức của một số vụ, phòng tại cơ quan KBNN.

Năm 2021, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính, cấp ủy và chính quyền địa phương các cấp, KBNN tiếp tục sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Với kết quả đã đạt được trong năm 2021 và các năm trước đây, việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy đã góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức của hệ thống KBNN, công việc được xử lý theo hướng chủ động, chuyên nghiệp thông qua các chương trình ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại. Quy trình nghiệp vụ và hiện đại hóa công nghệ quản lý ngày càng được hoàn thiện đã góp phần tiết kiệm thời gian, công sức chung cho toàn xã hội, giúp KBNN tiết kiệm các khoản chi cho bộ máy và con người, tạo thuận lợi tối đa cho đơn vị dự toán và các chủ đầu tư có quan hệ giao dịch với KBNN. Qua đó, hệ thống KBNN ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng và xác lập vị thế trong nền tài chính quốc gia để góp phần đắc lực trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

8. Hoàn thành việc xây dựng và ban hành Kiến trúc tổng thể công nghệ thông tin của KBNN theo mục tiêu của Chiến lược phát triển KBNN giai đoạn 2021-2030, hướng tới hình thành Kho bạc số.

KBNN đã ban hành kiến trúc tổng thể công nghệ thông tin hướng tới Kho bạc số, trở thành bản quy hoạch về công nghệ thông tin của KBNN trong 10 năm tiếp theo. Việc triển khai kiến trúc tổng thể được chia thành 2 giai đoạn: Từ 2021-2025 với mục tiêu Kho bạc Nhà nước tập trung vào kết nối dữ liệu số cả trong và ngoài hệ thống; Từ 2026-2030 với mục tiêu hình thành Kho bạc số, với ý nghĩa toàn bộ hoạt động của Kho bạc được thực hiện an toàn trên môi trường số, có mô hình hoạt động được thiết kế và vận hành dựa trên dữ liệu số và công nghệ số, có khả năng cung cấp dịch vụ chất lượng hơn, đưa ra quyết định kịp thời hơn, sử dụng nguồn lực tối ưu hơn; mở dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở phục vụ phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số; kết nối, chia sẻ dữ liệu để cá nhân, đơn vị giao dịch chỉ phải khai báo, cung cấp dữ liệu một lần cho các cơ quan nhà nước và các đơn vị cung ứng dịch vụ công thiết yếu; phát triển các nền tảng theo hướng cung cấp dịch vụ đồng bộ, thông suốt để có thể sử dụng mọi lúc mọi nơi.

9. Hoàn thành công tác tổng hợp, lập Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2019 trình Bộ Tài chính trình Chính phủ và được Quốc hội biểu quyết thông qua với tỷ lệ tán thành cao (95,39%); triển khai công tác lập Báo cáo Tài chính Nhà nước theo đúng kế hoạch.

Mặc dù công tác quyết toán ngân sách nhà nước năm 2019 có nhiều khó khăn, vướng mắc do có nhiều nội dung quyết toán phức tạp, phải báo cáo, giải trình với các cấp có thẩm quyền. Tuy nhiên KBNN đã phối hợp chặt chẽ với các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ để tổng hợp, lập Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2019 đúng thời hạn, đồng thời báo cáo, giải trình kịp thời, chính xác, có đủ các cơ sở về số liệu thu, chi, bội chi ngân sách nhà nước năm 2019, thuyết minh, giải trình ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền, được Quốc hội đồng ý phê chuẩn đúng thời hạn với tỷ lệ cao 95,39%.

Công tác quyết toán ngân sách nhà nước năm 2019 cho thấy, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 đã hoàn thành toàn diện với 12/12 chỉ tiêu kế hoạch đạt và vượt mục tiêu đề ra. Thực hiện nghiêm công tác quyết toán năm 2019 đã góp phần đảm bảo kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực tài chính - ngân sách của quốc gia.

Triển khai công tác lập Báo cáo tài chính nhà nước năm 2020 (năm thứ 3 lập báo cáo) theo Luật Kế toán, đến nay, hệ thống KBNN đã hoàn thành Báo cáo tài chính nhà nước cấp tỉnh; trình, báo cáo cấp có thẩm quyền địa phương. Hiện nay, KBNN tiếp tục đôn đốc các Bộ, ngành, cơ quan trung ương gửi báo cáo để tổng hợp, lập Báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc theo đúng kế hoạch.

10. Hệ thống KBNN đã tập trung triển khai xây dựng, chuyển đổi và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015. Với kết quả đạt tỷ lệ 100% các đơn vị KBNN đã hoàn thành việc xây dựng và chuyển đổi HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2015 trước ngày 30/6/2021.

Việc triển khai xây dựng, chuyển đổi và áp dụng HTQLCL theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 là sự kiện có ý nghĩa quan trọng góp phần tích cực trong việc giải quyết công tác chuyên môn của các đơn vị nghiệp vụ KBNN.

Cụ thể, các quy trình nghiệp vụ được diễn giải chi tiết, dễ hiểu, giúp tinh gọn về số lượng hồ sơ, thủ tục không cần thiết, rút ngắn thời gian giải quyết công việc mà vẫn đảm bảo đúng quy định; các cơ chế chính sách mới luôn được cập nhật và áp dụng kịp thời vào hoạt động nghiệp vụ chuyên môn. Đồng thời, các thủ tục liên quan đến quá trình giải quyết hồ sơ đều được niêm yết công khai và cập nhật thường xuyên ngay tại nơi khách hàng đến giao dịch, nâng cao tính minh bạch và tăng cường sự giám sát đối với cán bộ thực thi nhiệm vụ.

Hồ sơ, tài liệu lưu trữ được sắp xếp khoa học, có hệ thống giúp việc truy cập và sử dụng tài liệu được thuận tiện tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng giao dịch với đơn vị KBNN.

Thùy Linh

Tin liên quan

Rút ngắn quy trình, thời gian quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm

Rút ngắn quy trình, thời gian quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm

(HQ Online) - Ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội và Nghị quyết của Quốc hội về ngân sách nhà nước (NSNN) đã đề nghị giải pháp rút ngắn quy trình, thời gian quyết toán NSNN, qua đó giúp tăng cường kỷ luật, kỷ cương và nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng NSNN.
Thị trường trái phiếu chính phủ sôi động trên cả sơ cấp và thứ cấp

Thị trường trái phiếu chính phủ sôi động trên cả sơ cấp và thứ cấp

(HQ Online) - Hoạt động đấu thầu trái phiếu Chính phủ (TPCP) tại Sở GDCK Hà Nội trong tháng 3/2024 tiếp tục diễn ra sôi động với tổng giá trị phát hành thành công đạt 32.550 tỷ đồng (tăng 15,55% so với tháng trước).
Kho bạc Nhà nước huy động hơn 80.200 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong quý 1

Kho bạc Nhà nước huy động hơn 80.200 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong quý 1

(HQ Online) - Theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước (KBNN), trong quý 1/2024, tổng khối lượng huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu chính phủ là 80.229 tỷ đồng, đạt 20,1% kế hoạch năm được Bộ Tài chính giao.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật thuế GTGT (sửa đổi)

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật thuế GTGT (sửa đổi)

(HQ Online) - Trong khuôn khổ Chương trình Phiên họp thứ 32, chiều 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật GTGT (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.
Đã có trên 252,8 triệu hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Đã có trên 252,8 triệu hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

(HQ Online) - Đến hết ngày 29/3/2024, cả nước đã có trên 50.303 cơ sở kinh doanh đã đăng ký sử dụng hoá đơn điện tử (HĐĐT) khởi tạo từ máy tính tiền với trên 252,8 triệu hóa đơn.
Hội Tư vấn Thuế đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Hội Tư vấn Thuế đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

(HQ Online) - Phát biểu tại Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì và Kỷ niệm 16 năm thành lập Hội Tư vấn Thuế Việt Nam (VTCA) được tổ chức sáng 17/4/2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định, VTCA thực sự trở thành cầu nối giữa cơ quan quản lý nhà nước, quản lý thuế và người nộp thuế, giúp cho cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân tăng cường tính tuân thủ pháp luật.
Cục Thuế Hà Nội cảnh báo các hành vi lừa đảo giả danh cơ quan Thuế

Cục Thuế Hà Nội cảnh báo các hành vi lừa đảo giả danh cơ quan Thuế

(HQ Online) - Cục Thuế Hà Nội vừa có thư gửi người nộp thuế cảnh báo tình trạng giả danh cán bộ thuế, cơ quan Thuế để thực hiện hành vi lừa đảo người nộp thuế.
Triển khai các giải pháp để 100% cửa hàng xăng dầu phát hành HĐĐT theo từng lần bán

Triển khai các giải pháp để 100% cửa hàng xăng dầu phát hành HĐĐT theo từng lần bán

(HQ Online) - Đây là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn tại Hội nghị giao ban đánh giá tình hình thực hiện chương trình công tác thuế quý 1, kế hoạch triển khai nhiệm vụ, chương trình công tác thuế quý 2 năm 2024 của Tổng cục Thuế vừa được tổ chức.
Ngành Thuế thu ngân sách đạt 33% dự toán

Ngành Thuế thu ngân sách đạt 33% dự toán

(HQ Online) - Trong quý đầu năm, tổng thu ngân sách do cơ quan Thuế quản lý ước đạt 490.196 tỷ đồng, bằng 116,9% so với dự toán quý 1, bằng 33% so với dự toán, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2023.
Thủ tướng khen Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế thực hiện thành công phát hành HĐĐT xăng dầu theo từng lần bán

Thủ tướng khen Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế thực hiện thành công phát hành HĐĐT xăng dầu theo từng lần bán

(HQ Online) - Ngày 5/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi thư khen Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và cơ quan Thuế các cấp tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã cơ bản thực hiện thành công phát hành hoá đơn điện tử (HĐĐT) theo từng lần bán hàng tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu.
Tổng cục Thuế tạm thời đóng cổng kết nối trực tiếp với hệ thống của PVOil

Tổng cục Thuế tạm thời đóng cổng kết nối trực tiếp với hệ thống của PVOil

(HQ Online) - Tối 2/4, Tổng cục Thuế thông tin về việc đơn vị này tạm thời đóng cổng kết nối trực tiếp với hệ thống của Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil) do hệ thống công nghệ thông tin, trong đó có hệ thống hóa đơn điện tử của DN này bị tấn công có chủ đích theo hình thức mã hóa dữ liệu (ransomware).
99,94% cửa hàng bán lẻ xăng dầu đã áp dụng xuất hoá đơn từng lần bán hàng

99,94% cửa hàng bán lẻ xăng dầu đã áp dụng xuất hoá đơn từng lần bán hàng

(HQ Online) - Thông tin từ Tổng cục Thuế cho biết, thống kê đến ngày 31/3/2024, trên cả nước còn 10 cửa hàng bán lẻ xăng dầu chưa thực hiện phát hành hoá đơn điện tử (HĐĐT) từng lần bán hàng, chiếm 0,06%. Nguyên nhân là do cửa hàng này được bố trí tại một số địa bàn vùng xa.
Thanh toán không tiền mặt đạt tỷ lệ 99,96% tại KBNN Bình Phước

Thanh toán không tiền mặt đạt tỷ lệ 99,96% tại KBNN Bình Phước

(HQ Online) - Theo thông tin từ Kho bạc Nhà nước (KBNN) Bình Phước, tính đến gần cuối tháng 3/2024, thanh toán, chi trả không dùng tiền mặt trên toàn địa bàn là xấp xỉ 21.433 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 99,96% tổng thanh toán.
Luật Thuế Thu nhập cá nhân sẽ sửa đổi vào năm 2025

Luật Thuế Thu nhập cá nhân sẽ sửa đổi vào năm 2025

(HQ Online) - Ngày 29/3, trả lời câu hỏi của báo chí tại họp báo thường kỳ quý 1/2024 của Bộ Tài chính, lãnh đạo Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) cho biết, tiếp tục tập trung thực hiện quyết liệt các giải pháp hỗ trợ DN mà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua; đồng thời theo dõi sát diễn biến tình hình để nghiên cứu, tham mưu cấp có thẩm quyền các giải pháp phù hợp.
Cần nâng cao cảnh giác trước các hành vi mạo danh cán bộ thuế để lừa đảo

Cần nâng cao cảnh giác trước các hành vi mạo danh cán bộ thuế để lừa đảo

(HQ Online) - Tại buổi họp báo thường kỳ quý 1/2024 của Bộ Tài chính được tổ chức chiều 29/3, đại diện lãnh đạo Tổng cục Thuế đã trả lời các câu hỏi của phóng viên liên quan đến nội dung về việc mạo danh cán bộ thuế để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản; người dân gặp khó khăn trong thực hiện nghĩa vụ nộp thuế do thủ tục về mã số thuế còn nhiều phiền hà, phức tạp; sửa đổi Nghị định số 132/2020/NĐ-CP về giao dịch liên kết.
Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

(HQ Online) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 26/CĐ-TTg về việc tăng cường các biện pháp quản lý mặt hàng xăng dầu, thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.
Xem thêm
cty-toan-phat
cong-ty-tan-cang-sg-vpdd

Tin mới

Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lo lắng một số điểm bất cập từ 2 nghị định mới

Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lo lắng một số điểm bất cập từ 2 nghị định mới

Từ tháng 5/2024, hai nghị định mới của Chính phủ liên quan trực tiếp đến việc thực thi pháp luật về thủy sản của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sẽ có hiệu lực, nhưng có những nội dung bất cập, khiến doanh nghiệp lo lắng.
Giám sát chặt chẽ biến động để tính toán thời điểm điều chỉnh giá phù hợp

Giám sát chặt chẽ biến động để tính toán thời điểm điều chỉnh giá phù hợp

Theo Bộ Tài chính, công tác quản lý, điều hành giá cần bảo đảm thực hiện kiểm soát tốt lạm phát, tiếp tục hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh.
Quốc gia nào khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại nhiều nhất với hàng Việt Nam?

Quốc gia nào khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại nhiều nhất với hàng Việt Nam?

Tính đến hết tháng 12/2023, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam là đối tượng của 242 vụ việc điều tra liên quan đến phòng vệ thương mại.
Đoàn Thanh niên Cục Hải quan Khánh Hòa với Công trình thanh niên “Trường Sa trong trái tim tôi”

Đoàn Thanh niên Cục Hải quan Khánh Hòa với Công trình thanh niên “Trường Sa trong trái tim tôi”

Công trình thanh niên “Trường Sa trong trái tim tôi” do Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Khánh Hòa, Đoàn Khối các cơ quan tỉnh và Đoàn Thành niên Cục Hải quan Khánh Hòa phối hợp thực hiện đã khánh thành ngày 24/4.
Hải quan Việt Nam tham dự Phiên họp lần thứ 243/244 của Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO

Hải quan Việt Nam tham dự Phiên họp lần thứ 243/244 của Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO

Trong các ngày từ 23-26/4/2024, tại Brussels (Bỉ), đoàn Hải quan Việt Nam đã tham dự Phiên họp lần thứ 243/244 của PTC WCO.
LONGFORM: Hệ sinh thái Tài chính số- Lấy dữ liệu làm tài nguyên, lấy giải pháp đột phá làm nền tảng

LONGFORM: Hệ sinh thái Tài chính số- Lấy dữ liệu làm tài nguyên, lấy giải pháp đột phá làm nền tảng

Đến nay, hầu hết lĩnh vực trong ngành Tài chính đều đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong chuyển đổi số, đặc biệt là các lĩnh vực trọng tâm thuế, hải quan, kho bạc…
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Hải quan Khánh Hòa Nguyễn Văn Cường

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Hải quan Khánh Hòa Nguyễn Văn Cường

Ngày 26/3/2024, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã ký Quyết định số 779/QĐ-TCHQ bổ nhiệm có thời hạn ông Nguyễn Văn Cường, Đội trưởng Đội Kiểm soát Hải quan thuộc Cục Hải quan Khánh Hòa giữ chức vụ Phó Cục trưởng Cục Hải quan Khánh Hòa kể từ ngày 5/4/20
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đinh Ngọc Thắng

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đinh Ngọc Thắng

Sáng ngày 27/3/2024, Bộ Tài chính đã tổ chức Hội nghị công bố và trao Quyết định bổ nhiệm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đối với ông Đinh Ngọc Thắng.
Infographics: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam Dương Xuân Sinh

Infographics: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam Dương Xuân Sinh

Ngày 31/1/2024, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn đã ký Quyết định số 299/QĐ-TCHQ điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Dương Xuân Sinh, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lào Cai giữ chức vụ Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam từ ngày 1/3/2024.
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Trưởng Ban Cải cách, hiện đại hóa hải quan Đặng Thanh Dũng

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Trưởng Ban Cải cách, hiện đại hóa hải quan Đặng Thanh Dũng

Điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Đặng Thanh Dũng, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam, giữ chức vụ Phó Vụ trưởng-Phó Trưởng Ban Cải cách, hiện đại hóa hải quan, Tổng cục Hải quan.
Phiên bản di động